Tìm hiểu nét đẹp văn hóa của lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Tây Nguyên ngày càng có cơ hội phát triển và tạo sự thu hút khách du lịch đến trải nghiệm lễ hội văn hóa truyền thống. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức ở đâu?

Cồng chiêng là loại nhạc cụ đặc trưng của nhiều các dân tộc thiểu số và tiền thân của cồng chiêng là đàn đá, chiêng đá, cồng chiêng cùng với đó thời kỳ đồ đồng lên ngôi.

Cồng chiêng được trưng bày tại rất nhiều những bảo tàng nổi tiếng trên cả nước bởi đây là loại nhạc cụ truyền thống làm nên văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Tây Nguyên nói riêng.

Loại nhạc cụ này chính là sự kết nối giữa các thế hệ, hoa văn trên cồng chiêng có sự thay đổi theo từng thời kỳ điều này sẽ phản ánh những nét văn hóa truyền thống rõ nét. Đến nay mặc dù cồng chiêng không còn phổ biến tuy nhiên nét văn hóa phi vật thể này được nhà nước và nhiều tổ chức  bảo tồn để gìn giữ giá trị quá khứ và phản ánh đời sống các thế hệ cha ông từ xa xưa.

le-hoi-cong-chieng-tay-nguyen1
Nhạc cụ cồng chiêng được truyền từ đời này qua đời khác

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên tổ chức ở đâu?

Đối với các dân tộc Tây Nguyên thì cồng chiêng chính là sự đại diện cho sự giàu, ở thời kỳ trước chỉ có những phú hộ giàu mới sở hữu chiêng. Một chiếc chiêng ở thời đó tương đương với giá trị 2 con voi hoặc 20 con trâu. Bởi vậy mà chỉ vào những dịp lễ hội tiếng chuông mới ngân lên để báo hiệu cho dân làng tập trung và quây quần, lúc này họ cùng nhau nhảy múa, ca hát.

Hàng năm lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên sẽ được tổ chức luân phiên giữa các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng nhìn chung lễ hội sẽ hướng đến việc quảng bá du lịch và văn hóa cồng chiêng nói riêng và văn hóa các tỉnh Tây Nguyên,

Trong không gian lễ hội những sắc màu của các dân tộc sẽ được tái hiện lại và từ đó phát huy những giá trị truyền thống vốn có.

Thông thường lễ hội cồng chiêng sẽ được tổ chức kết hợp với các lễ hội đặc trưng của những tỉnh thành, dân tộc đó.

Cồng chiêng Tây Nguyên đánh như thế nào?

Có hai cách đánh Cồng chiêng là cách đánh bằng dùi và cách đánh bằng cườm tay. Trong đó dùi cũng được chia làm hai loại là dùi mềm và dùi cứng.

Với dùi cứng là dùi gỗ được dùng đục đẽo mà có được. Còn dùi mềm sẽ được làm từ gốc cây dứa dại hoặc dứa khô sau đó bọc lại bằng vải.

Các loại dùi khi đánh cồng chiêng sẽ đem lại những âm sắc khác nhau như loại dùi mềm cho ra âm thanh ngân vang, hào hùng, xa xăm, bí ẩn và tròn trịa. Với loại dùi cứng sẽ cho âm thanh sắc nhọn và nghe giống như tiếng va chạm của kim khí và mãnh liệt.

Để đánh chiêng tay phải sẽ thực hiện cầm dùi hoặc cườm tay kích vào mặt chiêng để tạo ra âm thanh, đồng thời tay trái lúc chặn vào mặt chiêng, lúc rời khỏi mặt chiêng để tạo ra âm chiêng.

Chính sự kết hợp ở cả hai tay nhuần nhuyễn nên sẽ tạo ra âm chiêng hoàn chỉnh hơn trong âm thanh. Tuy nhiên để tham gia diễn tấu được bài chiêng hoàn chỉnh còn khó khăn hơn rất nhiều. Với mỗi thành viên tham gia vào diễn tấu cần dàn chiêng đều nhau và giữ vị trí ở cao độ, tiết tấu khác nhau.

Nên khi gõ chiêng cần nắm chắc thời khắc để cho đúng với tiết tấu, giai điệu, giữ đúng âm sắc. Điều kỳ diệu của bản nhạc chiêng hay là sự tập trung, hào hứng, đồng cảm trong quá trình đồng diễn nên bản nhạc cồng chiêng hay.

Trong các lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên sẽ có giai điệu phức tạp nên đòi hỏi người thực hiện cần kết hợp với nhau cách hoàn hảo để tạo ra bài diễn tấu đặc sắc, ấn tượng và tạo thành làn sóng mãnh liệt lan tỏa từ người sang người.

le-hoi-cong-chieng-tay-nguyen2
Cồng chiêng là loại nhạc cụ truyền thống làm nên văn hóa Việt Nam

>> Xem thêm:

Những bài nhạc cồng chiêng đặc trưng

Việc sử dụng các bản nhạc cồng chiêng để giao tiếp với thần linh nên bài nhạc sẽ được sáng tạo đa dạng đúng với từng nghi thức, mỗi dịp trong năm và đúng với mục đích của con người.

Trong lễ hội đâm trâu đồng bào người Tây Nguyên sẽ chơi từng dàn chiêng với một số các bài hát nổi bật như Spo, Cheng, Pru… với giai điệu mãnh liệt để mô tả lại diễn biến cuộc chiến đấu dũng cảm từ những vị tù trưởng từ thời xa hoặc trong bối cảnh đấu tranh bảo lãnh thổ. Thêm vào đó các phần biểu diễn cồng chiêng vang vọng núi rừng để lại cảm xúc tự hào của người nghe.

Lễ hội Bỏ mả người dân Tây Nguyên phần lớn sẽ chơi dàn chiêng Arap. Trong thời gian hoàn tất đêm cuối cùng người thân sẽ quỳ xuống trước Pnang để than khóc và tưởng nhớ đến linh hồn người đã mất. Lời từ biệt linh hồn và mong linh hồn siêu thoát đến miền cực lạc. Lúc thầy cúng dứt lời cầu khấn sẽ là lúc mà tiếng chiêng Xoang vang lên theo đúng tiết tấu rộn rã với mong muốn đưa tiễn người thân thanh thản ra đi.

Giá trị lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức bởi các dân tộc: Ê Đê Kpah, Xơ Đăng, Brâu, Gia Rai, Ba Na, Cơ Ho… Hầu hết cồng chiêng sẽ do nam giới chơi tuy nhiên ở một số dân tộc thì cả nam và nữ đều có thể tham gia vào việc đánh cồng chiêng, với dân tộc Ê Đê thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.

Nhạc cụ cồng chiêng sẽ phụ thuộc vào từng dân tộc, từng người chơi mà sẽ có những giai điệu khác nhau. Ở mỗi sự kiện lễ hội những vở diễn sẽ được lựa chọn để phù hợp hơn. Với từng giai điệu liên quan nhiều đến đời sống hàng  ngày của người đồng bào dân tộc thiểu số thanh âm của tiếng  cồng chiêng chính là những lời cầu nguyện, sợi dây kết nối với thế giới tâm linh thần bí.

Hy vọng những thông tin về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã mang đến cho du khách hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa này. Nếu có cơ hội hãy đến tận nơi để trải nghiệm thật thú vị khi khám phá văn hóa Đà Lạt nhé.

Rate this post