Lễ hội Thánh Gióng có ý nghĩa gì?

Lễ hội Thánh Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi tại Hà Nội để ngợi ca chiến công của anh hùng truyền thuyết Thánh gióng. Hội Gióng là một lễ hội lớn thu hút sự quan tâm của nhiều du khách khắp nơi về tìm hiểu.

Lễ hội Thánh Gióng diễn ra ngày nào?

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm vào ba ngày mùng 7, mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch. Địa điểm tổ chức là nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

le-hoi-thanh-giong
Lễ hội Thánh Gióng được diễn ra rất quy mô

Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Xăng Khan

Thánh Gióng được xem một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hội Gióng Phù Đổng được phụng thờ ở các làng thuộc các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, quận Long Biên, Từ Liêm, Thường Tín thuộc thành phố Hà Nội

Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương theo truyền thuyết tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời.

Lễ hội Thánh Gióng được chuẩn bị chu đáo từ rất sớm với sự tham gia của nhiều làng lân cận trong vùng. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ý nghĩa của lễ hội Thánh Gióng

Lễ hội Thánh Gióng ở xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) là nơi sinh nhân vật huyền thoại đã được lịch sử hóa, thành một nhân vật tín ngưỡng, một anh hùng dân tộc. Lễ hội Thánh Gióng  có giá trị độc đáo tái hiện chiến công của người anh hùng bằng hội trận biểu trưng. Đây là di sản chứa đựng những sáng tạo văn hóa của nhiều thế hệ người Việt. Lễ hội Thánh Gióng có thể coi như một “bảo tàng văn hóa” tiêu biểu nhất vì trong lễ hội có đủ các tín ngưỡng xưa của người Việt như tín ngưỡng thờ vị thần tự nhiên, thờ đá, thờ tổ nghề, thờ anh hùng dân tộc.

le-hoi-thanh-giong

Tượng Phù Đổng Thiên Vương – Đức Thánh Gióng

Xem thêm: Nét đặc trưng của lễ hội phồn thực

Hội Gióng Phù Đổng thể hiện mong ước “Quốc thái dân an” của nhân dân và thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ. Là lòng yêu nước, truyền thống võ công và ý chí quật cường, khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân đã mang lại thái bình cho đất nước, anh hùng cũng chính là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt. Lễ hội Phù Đổng được xếp vào diện hoành tráng bậc nhất trong hàng nghìn lễ hội dân gian của cộng đồng đa dân tộc Việt Nam.

Hội Gióng được thờ cúng và tổ chức lễ hội để tôn vinh những anh hùng văn hóa, anh hùng lịch sử đích thực được gắn với những không gian văn hóa nhất định. Từ phạm vi nhỏ nó dần được lan tỏa, mở rộng và đi vào tiềm thức người dân trong cộng đồng được cộng đồng tôn vinh, tổ chức phụng thờ, tri ân, truyền từ đời này qua đời khác.

Lễ hội Thánh Gióng tổ chức thường niên, có số lượng vai diễn đông nhất trong số gần chục nghìn lễ hội tại Việt Nam. Đó là trang phục, công cụ biểu diễn đa dạng, phong phú và thực hành trình diễn hoành tráng, uy nghi.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng là lễ hội được cộng đồng bảo tồn, phát triển và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đây được xem là một phần bản sắc của dân tộc mang tầm nhân loại, có ý nghĩa quan trọng thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình và nền hòa bình cho đất nước. Ngoài ý nghĩa biểu tượng cho ý chí chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, Lễ hội Thánh Gióng còn có nhiều giá trị khác như đem lại sự ấm no, no đủ cho người dân làm nông nghiệp. Hình tượng Thánh Gióng đã trở thành một “Tứ bất tử” trong đời sống tâm linh người Việt. Hàng năm đều được tổ chức rất nghiêm trang, đây là lễ hội được nhà nước chú trọng phát triển từ thời Lý cho tới nay. Hội Gióng có trách nhiệm bảo tồn di sản và góp phần làm phong phú thêm kho tàng lễ hội dân gian Việt Nam.

4.5/5 - (6 bình chọn)