Lễ hội Lim Bắc Ninh – Những lưu ý khi tham gia hội Lim

Lễ hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc.

Nguồn gốc của Hội Lim

Lịch sử Hội Lim được truyền miệng lại với rất nhiều phiên bản khác nhau. Có quan niệm cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương.

Hội Lim vốn có lịch sử rất lâu đời, và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du (sau là Duệ Đông) với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú.

Nguồn gốc của Hội Lim
Nguồn gốc của Hội Lim

Xem thêm: Lễ hội đâm trâu

Như: hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục.

Quy trình tổ chức hội Lim Bắc Ninh 2023

Chỉ trong 03 ngày diễn ra hội, các hoạt động quan trọng sẽ được tổ chức, được chia làm hai phần là: Phần Lễ và phần Hội

Phần Lễ của Hội Lim (13/01 âm lịch)

Hội được mở đầu bằng lễ rước. Một đoàn rước gồm nhiều người được khoác lên mình bộ lễ phục rực rỡ sắc màu, mang đậm nét đẹp trang phục Việt Nam thời kỳ phong kiến. Cùng với đó là lọng, trống, cờ ngũ sắc,…

Sau đó Hội Lim tiếp tục với lễ tế Thành Hoàng làng, tế các Danh thần Liệt lữ,… diễn ra lần lượt tại đền Cổ Lung, lăng Hồng Vân, lăng của quận công Đỗ Nguyễn Thụy, chùa Hồng. Các hoạt động tại phần lễ của Hội Lim không chỉ góp phần duy trì nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây mà còn rõ quan niệm “uống nước nhớ nguồn” của người Việt từ ngàn đời này. Tại phần lễ, sẽ có các hoạt động ca hát, thể hiện thế mạnh của người dân Bắc Ninh, điển hình như tục hát quan họ thờ hậu tại lăng Hồng Vân hay tại tổng Nội Duệ.

Quy trình lễ hội Lim
Quy trình lễ hội Lim

Xem thêm: Lễ hội té nước Thái Lan

Phần Hội (diễn ra từ ngày 12 – 14/01 Âm lịch)

Nhắc đến Hội Lim Bắc Ninh thì chắc chắn không thể bỏ quá các tiết mục hát Quan Họ, ngoài các hoạt động hát quan hộ lồng ghép trong các nghi lễ tại các khu vực sân chùa Hồng Vân, các trại Quan Họ, cửa đình, cửa chùa Lũng Giang, Duệ Đông và Lũng Sơn, đình Lộ Bao, đình Cả, đình Duệ Khánh,…

Hội Lim có những trò chơi gì?

Ngoài ca hát Quan họ Hội Lim, trong thời gian diễn ra hội, các trò chơi dân gian cũng được tổ chức, vừa tạo thêm sự sôi động cho lễ hội vừa tạo sân chơi cho mọi người trong làng thi đua, cạnh tranh. Các trò chơi đặc sắc tại lễ hội này có thể kể đến như: Đấu vật, xích đu, cờ người, đấu võ, nấu cơm, dệt cửi,…

Cần lưu ý gì khi tham gia hội Lim

  • Ngày chính thức của lễ hội Lim sẽ là ngày 13 tháng giêng âm lịch nên du khách có thể bắt đầu đi sớm hơn 2 – 3 ngày để tránh tình trạng đông đúc và tấp nập.
  • Nếu gia đình có mang theo em bé và trẻ nhỏ thì nên chú ý đến sự an toàn của các bé trong một số tình huống chen chúc nơi đông người nhé.
  • Phần hát hội có thể sẽ được cử hành trên sông nên du khách không nên tự tiện đến gần khu vực bờ sông nếu không có sự cho phép của ban tổ chức.

Trên đây là những thông tin về lễ hội Lim Bắc Ninh, hy vọng bài viết đã mang lại nhưng thông tin hữu ích cho bạn đọc.

5/5 - (1 bình chọn)