Tổng quan lễ hội bà chúa xứ nổi tiếng ở An Giang

Việt Nam là vùng đất có nền văn hóa đặc sắc và đa dạng. Mỗi vùng miền đều có nét văn hóa riêng, đặc trưng làm hấp dẫn du khách. Văn hóa tín ngưỡng là một trong những nét văn hóa làm nên sự phong phú cho nền văn hóa dân tộc, thể hiện qua các lễ hội được tổ chức trong vùng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc lễ hội bà chúa xứ nổi tiếng tại An Giang!

Lễ hội bà chúa xứ – Điểm du lịch nổi tiếng An Giang

Lễ hội Bà Chúa Xứ –  một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ .Từ lâu đã trở thành một truyền thống, một thói quen văn hóa được duy trì qua nhiều thế hệ. Hàng năm, đến ngày vía Bà Châu Đốc, nhiều du khách phương xa và người dân địa phương lại có dịp hội tụ, cùng nhau cầu chúc nhiều may mắn và sức khỏe cho gia đình.

Lễ hội chùa bà xứ
Lễ hội chùa bà xứ

Tìm hiểu thêm: Lễ hội Carnival

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là địa điểm du lịch tâm linh thu hút hàng triệu lượt khách đến hành hương và chiêm bái mỗi năm. Khi tìm hiểu về “nguồn gốc” của miếu Bà, những câu hỏi như “Bà Chúa Xứ là ai?”, “Từ khi nào có miếu Bà Chúa Xứ?”… thì cho đến nay, mọi thứ còn nằm dưới “bức rèm” của những câu chuyện tâm linh, huyền bí. Chưa có một tài liệu cụ thể rõ ràng nào trả lời cho những câu hỏi này.

Gọi là miếu nhưng đây là một quần thể công trình kiến trúc vô cùng đồ sộ và hoành tráng. Đây là một công trình đồ sộ và hoành tráng, được xây dựng theo khối tháp hình hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng lầu, ngói màu xanh, góc mái cao vút như mũi thuyền đang lướt sóng. Trong khu vực chánh điện, Tượng Bà được đặt chính giữa mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh và đầu đội mão màu sắc sặc sỡ. Gương mặt bà như đang trầm tư, nghĩ ngợi điều gì.

Phần lễ hội bà chúa xứ

Lễ tắm Bà

Diễn ra vào 24 giờ đêm 23/4. Nước tắm tượng Bà là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra từng mảnh để phân phát cho người dân hay khách trẩy hội, đây được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho mọi người khỏe mạnh và trừ ma quỷ. Tuy nhiên, lễ tắm diễn ra một cách kín đáo và có 9 người phụ nữ đồng trinh mới được phép tắm cho tượng Bà.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) về Miếu Bà

Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24/4. Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt và bài vị Hội đồng. Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc.

Nghi thức phần lễ hội
Nghi thức phần lễ hội

Xem thêm: Lễ hội người chết ở Mexico

Lễ Túc Yết

Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25/4 rạng sáng ngày 26/4. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.

Lễ Xây Chầu – Hát Bội

Do một người sành nghi lễ và có uy tín làm tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Các tuồng Hát Bội sau đây thường được diễn vào ngày Vía Bà Châu Đốc: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương …

Lễ Chánh Tế

Đến 4 giờ sáng ngày 26/4 cúng Chánh tế (nghi thức giống như cúng “túc yết”). Chiều ngày 27/4 đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về Sơn Lăng. Chương trình hát bội cũng chấm dứt, kết thúc Lễ vía Bà Châu Đốc.
 
Bên cạnh phần nghi lễ hoành tráng thì phần “hội” cũng không kém phần hấp dẫn và thú vị. Phần “hội sẽ có các hoạt động văn hóa đặc sắc dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén,…Song hành, còn có các tập tục mê tín như xin xâm, bói toán, đồng bóng,…được diễn ra liên tục trong những ngày này.
Rate this post