Lễ hội đâm trâu là một trong những nét văn hóa truyền thống mà ngày nay vẫn còn lưu giữ trong sinh hoạt lễ hội của cộng đồng. Đây được xem là nét đặc trưng mang sắc thái dân tộc cổ xưa của các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn – Khmer. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này!
Lễ hội đâm trâu là gì?
Nguồn gốc của lễ hội đâm trâu đã có từ thời xa xưa nhưng không ai biết chính xác khi nào. Chỉ biết nó nằm trong hệ thống lễ hội nông nghiệp rải rác khép kín theo chu kỳ sản xuất ở Tây Nguyên. Đâm trâu ở Tây Nguyên được xem là lễ hội lâu đời phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa con trâu – Sapakô – cây lúa – sự ấm no – an vui – ước vọng.
Xem thêm: Lễ hội té nước Thái Lan
Người Tây Nguyên số đông đều theo tín ngưỡng đa thần. Từ người Gia Rai, Bahnar,… coi Giàng (thần linh – Trời) gần gũi có thể kết thành anh em, cha con, cũng có thể đoạn tình khi bất hòa. Thậm chí có người còn trả thù thần nào đó bằng cách không thờ cúng bỏ cho đến chết đói hoặc chuyển sang thờ cúng thần khác tốt hơn.
Lễ hội đâm trâu có nhiều còn gọi với cái tên là lễ ăn trâu. Đây là lễ hiến sinh, sự “thông quan” giữa Giàng, thần linh và con người. Như một lời cảm tạ đến Giàng (trời), cảm ơn thần linh đã mang đến mưa thuận gió hòa, giúp dân làng ngăn cản muôn thú, chim chóc không phá hoại nương rẫy, mang đến mùa màng tươi tốt,, dân làng hòa thuận, không dịch bệnh, thất bát.
Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu
Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc ở tây nguyên như lễ hội đâm trâu của người Ê đê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na…vì nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng ( trời) , thầm cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao.
Lễ hội đâm trâu diễn ra như thế nào .
Lễ hội đâm trâu bắt đầu với nghi thức đâm trâu náo nhiệt kết hợp âm thanh vang tưng bừng của tiếng trống cồng chiêng. Cùng với đó là các vũ điệu uyển chuyển của những cô sơn nữ thơ mộng tạo nên bầu khí vô cùng vui tươi, nôn nao và đậm bản sắc dân tộc vùng cao.
Điểm nổi bật không thể thiếu của lễ hội đâm trâu Tây Nguyên là cây nêu. Chúng biểu tượng chính cho lễ hội, thường được người bản xứ dựng trước sân nhà và khéo léo trang trí hoa văn truyền thống và hình ảnh chim thú biểu trưng của đồng bào dân tộc trên cây nêu.
Xem thêm: Lễ hội đua voi
Tiếp theo nghi lễ đâm trâu ở Tây Nguyên được diễn ra là các già làng sẽ thực hiện nghi thức cúng hồn lúa và các Giàng, hát bài khóc trâu thống thiết,… Đỉnh điểm của nghi lễ này thực sự bắt đầu khi tiếng hò reo đầy phấn khích của dân làng mỗi lúc một to hơn, tiếng cồng chiêng vang lên thúc giục một chàng trai khỏe mạnh trong làng dùng một cây lao đầu bịt sắt nhọn và nhảy múa quanh con trâu, chặt vào khuỷu chân con trâu, lấy máu bôi vào cây nêu và kèn Glet.
Cuối cùng là nghi lễ cúng hồn lúa, người dân sẽ buộc đầu con trâu vào kho lúa bằng sợi dây để kết nối, già làng đại diện sẽ lấy máu con trâu hòa cùng chén rượu đổ vào bình nước, rồi dùng nước tưới lên kho lúa với tư tưởng tắm mát hồn lúa, hứa hẹn một mùa lúa bội thu. Đem đến hạnh phúc ấm no, dư giả cho tất cả mọi người trong vùng. Khi nghi lễ kết thúc, dân làng sẽ có tiệc múa hát, ăn mừng, uống rượu cần và ăn thịt trâu.
Lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc Tây Nguyên. Tiêu biểu có các lễ hội đâm trâu của người Êđê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na… nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng (trời), thầm cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.