Nên học chuyên ngành Dược nào tốt nhất?

 Dược bao gồm các chuyên ngành nào? Nên học chuyên ngành Dược nào?… Đây là thắc mắc của rất nhiều các bậc thí sinh có quan tâm đến ngành Dược. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm những thông tin, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Các chuyên ngành Dược

Ngành Dược có đặc thù liên quan đến sức khỏe của con người nên ngay từ khi lựa chọn học tập ngành này sinh viên cần tập trung học tập, trau kiến thức, kỹ năng ngành nghề để tự tin xin được việc làm phù hợp với năng lực học tập.

Trong ngành Dược tại các trường Đại học, Cao đẳng sẽ được chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau, cụ thể như:

Chuyên ngành Dược lâm sàng

Chuyên ngành Dược lâm sàng sẽ yêu cầu người học cần nắm vững những kiến  thức về hóa học, sinh học để tạo nền tảng kiến thức quan trọng.

Sinh viên khi lựa chọn theo học chuyên ngành Dược lâm sàng sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại khoa Dược ở những bệnh viện, thực hiện công việc đảm bảo số lượng và chất lượng thuốc, đồng thời có thể tham gia vào việc tư vấn cho bác sĩ kê đơn thuốc, đồng thời  thực hiện hướng dẫn cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc.

Chuyên ngành dược liệu cổ truyền

Dược liệu cổ truyền là một trong những chuyên ngành khá quan trọng trong ngành Dược và kiến thức cơ bản của chuyên ngành này bao gồm Dược liệu, hóa học. Đây là hai môn học cơ bản được những giảng viên truyền thụ kiến thức đan xen nhau và trang bị đầy đủ kiến thức cho sinh viên các tính chất hóa học, vật lý của những tính chất sinh học có trong nguyên liệu thiên nhiên. Từ đó phân loại, sử dụng đồng thời bảo vệ những nguồn tài nguyên về dược liệu cổ truyền.

Chuyên ngành kiểm tra chất lượng thuốc

Chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc cũng chính là một khâu quan trọng để đảm bảo chất lượng dược phẩm trước khi đưa đến tay người sử dụng.

Cũng bởi vậy mà chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc sẽ đào tạo cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng về việc đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng của các nguyên liệu, thành phẩm và quy trình sản xuất. Từ đó sẽ đảm bảo đúng về những tiêu chí và phù hợp với các luật định. Theo đó sinh viên theo học chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc sinh viên sẽ  được trang bị những nguyên tắc trong quá trình sản xuất thuốc tại xí nghiệp và áp dụng những kỹ năng vào các khâu của dây chuyền sản xuất.

Sau khi tốt nghiệp xong chuyên ngành này sinh viên sẽ có cơ hội làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm thuốc, đảm nhiệm công việc giám sát quy trình sản xuất thuốc về các công ty, doanh nghiệp Dược.

Chuyên ngành dược – sản xuất thuốc

Việc bào chế thuốc liên quan chủ yếu đến nhóm kiến thức của Hóa dược và đây cũng là một trong những khối kiến thức quan trọng trong chuyên ngành Dược.

Trong đó hóa dược là những nhóm kiến thức có tìm hiểu về tính chất hóa học, dược học của thuốc, kỹ thuật bào chế, nguyên lý các chất hóa học, dược học của thuốc… từ đó nhằm sản xuất ra loại thuốc có giá trị sử dụng tốt nhất, đồng thời có thể thiết kế ra phân tử thuốc đúng cách dựa vào mối quan hệ cấu trúc và hoạt tính.

Sau khi nắm vững các kiến thức chuyên ngành sản xuất thuốc sinh viên ra trường có thể làm việc ở những cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc trong nước, cụ thể đảm nhiệm các công việc như nghiên cứu và bào chế thuốc. Có thể thấy rằng hiện nay nhiều nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào ngành Dược tại Việt Nam nên tạo cơ hội việc làm cho các tân cử nhân làm việc tại các tập đoàn Dược từ quy mô nhỏ đến lớn.

Chuyên ngành quản lý cung ứng thuốc

Mặc dù chuyên ngành có nhiều các vấn đề liên quan đến pháp luật, kinh tế tuy nhiên sinh viên vẫn cần đảm bảo nắm vững các kiến thức ngành Dược.

Để đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực chuyên ngành cung ứng thuốc đạt chất lượng cao  giảng viên sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết cả về kinh tế, chính sách pháp luật và các kiến thức ngành Dược.

nen-hoc-chuyen-nganh-duoc-nao1
Nên học chuyên ngành Dược nào?

>> Tìm hiểu thêm thông tin: Cao đẳng Y dược TPHCM tuyển sinh 2023

Vậy nên học chuyên ngành Dược nào?

Nên học chuyên ngành Dược nào? Vì mỗi chuyên ngành sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau nên sinh viên hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin sau đó lựa chọn chuyên ngành phù hợp với sở thích, phẩm chất và năng lực của bản thân.

Ngoài ra thì với mỗi chuyên ngành Dược sẽ  có những yêu cầu riêng về kiến thức, kỹ năng khác nhau.

Như với chuyên ngành Dược sĩ lâm sàng sinh viên có nền tảng kiến thức hóa học, sinh học vững vàng sẽ là điểm mạnh. Bên cạnh đó sẽ phù hợp với những sinh viên có đức tính chăm chỉ, nhanh nhẹn, hoạt bát, ứng xử để khi tiếp xúc với người bệnh có thể tư vấn, hướng dẫn tốt người bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị.

Còn chuyên ngành Dược liệu và dược học cổ truyền sẽ phù hợp với những thí sinh có niềm yêu thích, tìm hiểu  các cây thuốc, động vật, sản xuất và phát triển thuốc.

Hy vọng những thông tin về chuyên ngành Dược ở trên, sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: Nên học chuyên ngành Dược nào? từ đó sẽ tìm hiểu và đưa ra được lựa chọn đúng đắn  trong tương lai.

Rate this post