Những điều cần biết về đặc điểm của ngành y dược nước ta

Dược học là lĩnh vực luôn được xã hội đề cao, do đó, chất lượng đào tạo ngành Dược cũng được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường tuyển sinh cao đẳng dược TPHCM thu hút được đông đảo sinh viên theo học. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của ngành y dược để hiểu rõ hơn về ngành này.

1. Tổng quan ngành Dược ở nước ta

Dược là một ngành nghề trong hệ thống y tế, có nhiệm vụ bào chế, sản xuất các loại thuốc, dược phẩm và thực hiện các việc khác như chữa bệnh và phân phối thuốc. Dược học là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh. Theo đó, ngành Dược được chia thành nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu, sản xuất, lưu thông… Đây là ngành học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

Những điều cần biết về đặc điểm của ngành y dược nước ta
Tổng quan ngành Dược ở nước ta

>>> Tìm hiểu thêm thông tin Cao đẳng Điều dưỡng học mấy năm ra trường? Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng?

Những người làm việc trong lĩnh vực này được gọi là Dược sĩ hoặc thầy thuốc. Công việc chính của họ là bán thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ, đồng thời hướng dẫn khách hàng cách sử dụng thuốc an toàn trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, Dược sĩ cũng có thể trực tiếp làm việc tại những công ty chuyên sản xuất dược phẩm, cung ứng và phân phối dược phẩm, kiểm tra chất lượng thuốc, nghiên cứu các loại thuốc mới.

Trong cuộc sống hiện nay, mọi người đều cần và sử dụng thuốc ở các mức độ khác nhau. Đó có thể là những viên thuốc cảm sốt, thuốc bổ sung vitamin thông thường hay đến các loại thuốc đặc biệt điều trị các căn bệnh nan y. Các loại thuốc đều rất phong phú và đa dạng về chủng loại với chức năng phòng và chữa trị các căn bệnh đồng thời nâng cao sức khỏe cho con người. Chúng sẽ được chia ra làm 2 loại như sau: thuốc tân dược (Tây y) và thuốc Đông y (Đông dược).

Tân dược

Tân dược được du nhập vào nước ta cùng với nền y học hiện đại, do đó còn được gọi với cái tên là thuốc Tây. Đó là các loại thuốc được sản xuất từ các loại hóa chất, một số loại vi nấm hay các loại hợp chất từ cây cỏ được bào chế dưới dạng tinh khiết. Trong một số trường hợp, chúng còn là hợp chất tự nhiên bán tổng hợp thành các chất khác. Ngoài ra, một số ít các loại thuốc tân dược còn được bào chế từ sản phẩm động vật tự nhiên.

Đặc điểm nổi bật của thuốc Tây y là có hiệu lực trị bệnh mạnh và tiện dụng để cho mọi người sử dụng. Tuy nhiên, do nguồn gốc của chúng chủ yếu là từ hóa chất nên có thể gây một số phản ứng phụ tác dụng bất lợi cho người bệnh khi dùng thuốc thường xuyên.

Đông y

Đông y là một loại thuốc gắn với nền Y học cổ truyền, có nguồn gốc xuất xứ từ xa xưa. Nguồn gốc của Đông Y chính là lá, củ, thân, cây cỏ hay động vật, khoáng vật. Nhìn chung, nhiều loại thuốc Đông Y được bào chế được bào chế theo phương pháp cổ truyền của dân tộc. Một số thuốc khác được bào chế dưới dạng hiện đại như: Chè tan, các loại viên nang, viên nén… để tăng tính tiện dụng cho những người sử dụng.

So với Tây y, thuốc Đông y thường có tác dụng chữa trị chậm hơn. Tuy nhiên, Đông Y có thể chữa trị, giải quyết một số căn bệnh mãn tính của con người theo cơ chế điều hòa cân bằng cho cơ thể. Đây chính là điểm mạnh của thuốc Đông y mà không phải loại thuốc nào cũng có.

2. Đặc điểm của ngành y dược Việt Nam

Trong lịch sử ngành y dược Việt Nam, từ thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn đến triều Nguyễn, nền y dược dân tộc luôn được chú trọng và quan tâm phát triển. Đến năm 1858, trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã đưa Tây y vào nước ta. Ngành Dược Tây y đã phát triển vào thập niên 90, nhưng chỉ thực sự phát triển khi nền kinh tế bước vào hội nhập và phát triển bền vững. Đặc điểm của ngành y dược nước ta như sau:

Những điều cần biết về đặc điểm của ngành y dược nước ta
Đặc điểm của ngành y dược Việt Nam

>>> Lý giải rõ hơn về thắc mắc Cao đẳng Dược liên thông lên đại học mấy năm?

  • Đối tượng lao động: Tất cả các loại hóa chất và dược liệu đều có thể bào chế thành thuốc chữa bệnh. Chúng không chỉ có tác dụng chữa bệnh cho con người mà thuốc còn có tác dụng chữa bệnh cho động vật như gà, trâu, bò, chó, mèo, khỉ…
  • Nội dung lao động: Các loại thuốc đều được điều chế, chế biến bằng các phương pháp hóa học. Khi chế biến, người ta sẽ phải tuân thủ theo những tỷ lệ nhất định để tạo ra những loại thuốc chữa bệnh một cách chi tiết, cụ thể nhất.
  • Công cụ lao động: Là các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, các loại máy móc và dây chuyền sản xuất trong các nhà máy sản xuất Dược phẩm hiện tại.
  • Yêu cầu trình độ: Để có thể làm việc trong ngành Dược, ít nhất bạn phải sở hữu bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên. Các cá nhân làm việc trong ngành Dược phải có kiến thức chuyên sâu về Dược và các kỹ năng cần có của một người Dược sĩ. Bên cạnh đó, người làm ngành Dược phải có tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tỉ mỉ và vô cùng cẩn thận.
  • Điều kiện lao động: Các Dược sĩ phải thường xuyên làm việc trong phòng thí nghiệm hay các nhà sản xuất thuốc. Chính vì vậy, họ phải tiếp xúc với khá nhiều hóa chất độc hại, không hề có lợi cho sức khỏe. Nhìn chung, mỗi một cá nhân đều phải tuân thủ nghiêm ngặt chặt chẽ theo yêu cầu của các cơ quan, các tổ chức.
  • Chống chỉ định Y học: Người làm trong lĩnh vực Y Dược phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm hay tim mạch. Đặc biệt, các Dược sĩ không dị ứng với những loại hóa chất điều chế thuốc. Đây là một trong những nguyên tắc mà mỗi cá nhân làm trong ngành Dược cần phải đáp ứng.

3. Vai trò của ngành Dược hiện nay

Từ xưa đến nay, con người theo thói quen cảm thấy cơ thể không khỏe hay vấn đề gì đều tìm đến Dược sĩ để mua thuốc. Vì vậy, ngành Dược có vai trò quan trọng trong xã hội cũng như trong hệ thống y tế. Nếu công tác đào tạo Dược sĩ trong các trường học, trung tâm tốt thì các Dược sĩ sau khi ra trường có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao sẽ đóng góp tích cực trong việc khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia.

Bên cạnh đó, ngành Dược còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Người Dược sĩ không chỉ có vai trò trong việc chẩn đoán, kê toa, hướng dẫn cho người bệnh mà họ cũng cần phải có cái tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do đó, Dược sĩ phải luôn cố gắng trau dồi trình độ chuyên môn, kiến thức; đồng thời rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ, nhẫn nại, cố gắng phấn đấu để trở thành Dược sĩ của nhân dân.

Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)