Lễ hội Kate là lễ hội truyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận. Lễ hội bao gồm những nghi lễ truyền thống, các tiết mục biểu diễn mang đậm văn hóa truyền thống của cộng đồng người Chăm. Hãy cùng tìm hiểu lễ hội này qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc và lịch sử Lễ hội Kate
hông có quá nhiều ghi chép về lịch sử của Lễ hội Kate Ninh Thuận, cũng không có thông tin về thời gian cụ thể mà lễ này này ra đời. Vì vậy, chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu đôi nét về quá trình lịch sử từ thế kỉ II đến thế kỷ XII khi vương quốc Champa thịnh vượng nhất để hiểu bối cảnh ra đời của lễ hội Kate.
Xem thêm: Lễ hội cầu ngư
Khi Ấn Độ giáo du nhập vào vương quốc Champa đã tác động khá mạnh đến các nghi lễ cúng tế của người Chăm khi thực hiện những sự kiện trọng đại như thu hoạch mùa màng, khi đánh thắng trận, lễ đăng cơ của vua chúa. Cho đến thế kỷ XV (khoảng năm 1471), thủ đô Vijaya (hiện nay là Bình Định) bị suy tàn, cũng là dấu mốc đánh dấu nền văn minh Champa sụp đổ, kéo theo đó là những ảnh hưởng của Ấn Độ giáo ngày càng mờ nhạt, nhường chỗ lại cho tín ngưỡng Hồi giáo lên ngôi.
Thời gian tổ chức lễ hội Kate
Lễ hội Kate của người Chăm được tổ chức vào 3 ngày đầu của tháng 10. Sự kiện này diễn ra tại một không gian vô cùng rộng lớn trong ba tháp Champa là: tháp Nagar, tháP Po Klong Garai hay tháp Po Rome. Lễ hội này nhằm kỉ niệm về những người anh hùng họ Po.
Vào năm 1945 người Chăm thường hành hương vềtháp Po ở Yja Trang để làm lễ Kate. Để có thể di chuyển phải mất 3 ngày đêm bằng cách đi xe trâu. Đến năm 1954, người Chăm tiến hành xây dựng đền Po Inu Nygar ở Palei Hamu Tanran và sau đó thỉnh Bà về làm lễ tục Kate ở Nha Trang, tuy nhiên thì dân cư ở đây ngày càng thưa thớt.
Lễ hội Kate của người Chăm có gì đặc biệt?
Đây là một lễ hội dân gian vô cùng đặc sắc của người dân tộc Chăm. Lễ hội Kate không chỉ gắn liền với đền tháp cổ kính mà nó còn là nơi lưu giữ lại giá trị kỹ thuật và tính mỹ thuật cao cho văn hóa người Chăm. Lễ hội là dịp để người tham dự có thể thưởng thức nghệ thuật ca múa nhạc theo phong cách độc đáo. Đặc biệt người tham gia lễ hội này là những cô thiếu nữ Chăm với tiếng trống Gi năng hay tiếng kèn Saranai. Lễ hội Kate thể hiện sự phong phú và đa dạng đối với kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm: Lễ hội mùa hè Nhật Bản
Lễ hội Kate diễn ra gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ diễn ra chính thức bắt đầu khi mặt trời vừa lên. Mở đầu lễ hội Kate là nghi thức tấu trình với thần linh về việc tổ chức lễ hội. Trong Kate Festival sẽ có những tiết mục văn nghệ ca múa nhạc ở trên đèn và tháp. Trong lễ hội Kate còn có nhiều bài hát truyền thống được lưu truyền thành huyền sử ca ngợi những vị thần hay các anh hùng dân tộc. Tại Kate Festival các điệu múa rối, múa đạp lửa hay múa quạt, múa khăn vô cùng nhịp nhàng và uyển chuyển.
Sau khi kết thúc lễ hội Kate của người Chăm ở làng sẽ tiếp tục với lễ hội Kate Ninh Thuận ở các gia đình. Nghi lễ được tổ chức tùy thuộc vào kinh tế của từng gia đình, có thể có hoặc không. Chủ lễ cúng sẽ là người trong nhà hoặc một người lớn tuổi trong tộc. Vào dịp lễ hội Kate các thành viên trong gia đình sẽ có mặt đông đủ và cùng cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt.
Trên đây là những thông tin về Lễ hội Kate mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hi vọng bạn sẽ sớm có dịp trực tiếp trải nghiệm lễ hội này để hiểu hơn về văn hóa của cộng đồng người Chăm nhé.