Lễ hội Cầu ngư được tổ chức khi nào?

Từ bao đời nay, Việt Nam chúng ta luôn tự hào đất nước với những sản phẩm văn hóa đặc trưng. Trong đó phải kể tới lễ hội Cầu ngư của cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ. Lễ hội Cầu ngư được tổ chức khi nào?.

Việt Nam có một vũng biển rộng lớn với cư dân lâu đời có rất nhiều lễ hội độc đáo mang tính bản địa như lễ hội cầu ngư miền trung và miền nam. Lễ hội Cầu ngư là một sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển. Lễ hội mang tinh thần người dân miền biển và sông nước, đây cũng là lễ hội ấn tượng nhất. Lễ là những hình thức tiến hành để đánh dấu kỷ niệm một sự kiện hay sự việc nào đó. Hội là những cuộc vui được tổ chức cho đông người tham dự theo những dịp đặc biệt.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ hội cầu ngư

Lễ hội Cầu ngư là một sản phẩm văn hóa đặc trưng của cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Lễ hội Cầu ngư là lễ trọng lớn nhất trong năm, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông. Đối với đời sống cộng đồng cư dân biển lễ hội cầu mùa-cầu ngư mong muốn cầu thin thần ban cho một năm “trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang”.

Lễ hội Cầu ngư cầu cho một mùa thuận lợi, thể hiện bản sắc văn hóa dân gian đặc sắc. Lễ hội Cầu ngư chính là nguồn sử liệu, người dân miền biển tin vào các loài sinh sống dưới biển có sức mạnh và họ tin vào loại Cá Voi trong lễ hội cầu ngư. Cá voi đã cứu giúp nhiều ghe tàu đánh cá của ngư dân ở mọi miền đất nước khi gặp nạn ở biển khơi. Do đặc tính là loại có kích thước khổng lồ sống ở biển động vật máu nóng, thở bằng phổi nên sẽ nổi lên mặt nước để lấy không khí. Khi biển động thì cá voi sẽ tựa vào các vật thể nổi trên mặt nước để giữ thăng bằng. Cũng nhờ vào những dấu hiệu này mà Cá Voi được người dân thành kính tin rằng Cá Voi chính là hiện thân của thế lực siêu nhiên bảo vệ người dân vùng biển.

Theo tập tục của ngư dân Lễ hội Cầu ngư được diễn ra hàng năm ở một số nơi nhằm cầu nhằm cầu quốc thái, dân an, trời yên biển lặng. Lễ hội Cầu ngư cầu cho ngư dân đi biển được mùa bội thu và đây cũng là nét đẹp văn hóa địa phương nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, luôn nhớ công lao của những tiền nhân đi trước đã góp phần xây dựng nghề biển.

Các vùng và tỉnh thành có lễ hội cầu ngư đặc sắc

Tại Việt Nam lê hội Cầu ngư thường xuyên tổ chức quy mô lớn tại các tỉnh như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Quảng Bình… Lễ hôi cầu ngư tổ chức phần lễ và phần hội lưu giữa các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống cần được duy trì bảo tồn và phát huy.

Lễ hội Cầu ngư được tổ chức khi nào?

Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Lễ hội Cầu ngư thành phố Đà Nẵng là một trong những lễ hội cầu ngư của ngư dân các vùng ven biển. Đây cũng là Di sản Văn hóa phi vật thể nằm trong Danh mục Quốc gia. Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê được tổ chức hàng năm tại thành phố Đà Nẵng.

Lễ hội bao gồm hai phần lễ và phần hội. Phần Lễ sẽ có những hành vi và hành động để biểu hiện lòng tôn kính của con người trước cuộc sống của họ với thần linh. Phần Hội là những tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng sinh hoạt văn hóa, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng. Người xưa rất tin vào trời, đất, sông núi nên ở các nơi thường có những miếu thờ thổ thần, thủy thần, sơn thần.

nghi-le-cau-ngu
Nghi lễ rước nghinh thần trước biển tại Lễ Cầu ngư

Lễ hội Cầu ngư tại Đà Nẵng được tổ chức thường niên, quy mô, bài bản hàng năm ở các địa phương ven biển bằng những phần lễ tế cầu an, cầu ngư. Phần hội gồm các phần thi kéo co, đan lưới của các ngư dân diễn ra hết sức sôi nổi, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa

Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa được tổ chức quy mô với những hoạt động cúng tế trang trọng cùng các trò chơi dân gian vui nhộn. Lễ hội Cầu Ngư là lễ hội truyền thống của người dân làng chài ở Khánh Hòa vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội lớn, lâu đời của người vùng biển nơi đây. Đến đây du khách sẽ được hòa mình vào không khí trang trọng nhưng cũng rất vui nhộn đầy màu sắc của vùng biển này.

Đối với người dân vùng biển Nha Trang, ngư dân Nha Trang coi việc thờ cúng loài cá voi là hết sức quan trọng nên cần phải thành kính. Cá Voi là loài cá quý hiếm, hay giúp đỡ tàu bè, ngư dân trong going bão nên được coi như hóa thân của thần biển. Cá Voi là cá voi là cá Ông hoặc Ông Nam Hải. Sau đó, khi cá voi chết sẽ được chôn cất trong lăng mộ riêng gọi là lăng Ông. Hàng năm, vào ngày cá voi chết, người dân tổ chức lễ hội rất long trọng, thỉnh với linh hồn Ông Nam Hải và cúng cầu cho mùa đánh bắt sóng yên biển lặng, thuyền bè ra khơi an toàn, đánh bắt bội thu. Người dân nơi đây tin rằng loài cá voi có khả năng thấu hiểu ý nguyện của người dân thường cứu giúp ngư dân khi gặp nạn trên biển.

le-hoi-cau-ngu
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa mang nét đẹp văn hóa dân gian độc đáo

Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa diễn ra vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch ở làng và ngoài biển, tâm điểm là Lăng Ông. Lễ hội Cầu Ngư Nha Trang Khánh Hòa mang đậm bản sắc văn hóa và trở thành phong tục của người dân từ bao đời nay.

Ý nghĩa lễ hội Cầu Ngư Khánh Hòa là ngày hội lớn của người dân làng biển, thể hiện lòng biết ơn, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Thể hiện niềm tin của con người vào những giá trị tốt đẹp, không quản ngại gian khó để xây dựng cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa phần hội gồm: lễ Rước Sắc, lễ Nghinh Ông, lễ Tỉnh Sanh, lễ Tế Chánh, trò diễn Hò Bá Trạo, Thứ lễ và Tôn vương,…

Lễ hội cầu ngư quảng bình – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Với cư dân vùng biển miền trung Quảng Bình, lễ hội cầu ngư là hoạt động văn hóa dân gian, tín ngưỡng tâm linh được tiếp nối qua nhiều thế hệ. Lễ hội này diễn ra hàng năm với niềm tin và sự kỳ vọng vào một mùa biển bội thu. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhân lễ hội cầu ngư tỉnh Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 30/10/2018. Lễ hội thường được ngư dân các làng biển tổ chức vào dịp tháng Giêng âm lịch để nhớ ơn của cá Ông, cá Bà, mong cho trời yên biển lặng, đất nước thanh bình, làng xã yên vui nhiều tôm cá để người dân ấm no.

Rate this post