Katê là một lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn trở thành một lễ hội mang đầy đủ tính chất “lễ” và “hội”. Mới đây, Lễ hội truyền thống Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Katê không chỉ là một nghi lễ hay lễ hội mà là dịp để người Chăm từ mọi miền đất nước trở về quê hương trở thành ngày Tết đối với đồng bào Chăm để tưởng nhớ đến các vị thần như: Ppo Klaung Girai, Ppo Rome… Đây cũng là dịp để mọi người cùng đoàn tụ với gia đình, làng xóm, bạn bè và cộng đồng của mình.
Katê là một trong những lễ hội quan trọng diễn ra vào khoảng cuối tháng Sáu đầu tháng Bảy được tổ chức mỗi năm một lần trong một không gian lớn từ các đền, tháp đến làng.
Lễ hội Katê mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay để tưởng nhớ các vị thần linh và dâng lễ vật cúng ông bà tổ tiên cầu mong quốc thái dân an, mùa màng bội thu mưa thuận gió hòa. Lễ hội Katê mang đậm tính dân gian vì xa xưa, người Chăm tổ chức Lễ hội Ramưwan theo quy định của tôn giáo sau này hình thành nên hệ thống lễ hội.
Katê là lễ cúng để tưởng nhớ thần Cha được tổ chức vào thượng tuần trăng (1 tháng 7 lịch Chăm). Còn Cambun là Lễ cúng tưởng nhớ thần Mẹ được tổ chức vào hạ tuần trăng (15 tháng 9 lịch Chăm). Lễ hội Katê được diễn ra trong một không gian rộng lớn ở đền/thá và thời gian kéo dài. Lễ hội Katê kéo dài cả tháng, ngày mồng 1 tháng 7 lịch Chăm được gọi là ngày lễ chính.
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Bình Thuận có nghi thức mở đầu là rước y trang nữ thần Ponagar từ nhà người con út của nữ thần về đền Pô Nư Kành để thờ cúng. Lễ hội Katê là bức tranh phác họa đời sống sinh hoạt cộng đồng mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà mong cho sự hòa hợp lứa đôi mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.
Lễ hội hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm. Cứ vào đầu tháng 7 Chăm lịch hàng năm đồng bào dân tộc Chăm sẽ tưng bừng tổ chức lễ hội Kate. Thần Po Ina Nagar – Thần Mẹ xứ sở, đây là lễ đón rước y phục nữ thần Po Ina Nagar do dân tộc Raglai cất giữ.
Người đồng bào Chăm quan niệm, trang phục của vua chúa Chăm sẽ được người Raglai bảo vệ dâng lên ở tất cả các đền, tháp cổ. Trước khi rước y phục lên tháp người Raglai dâng cúng lễ vật, gồm: trầu cau trứng, rượu, và xin phép thần được rước y phục về tháp. Lễ vật gồm có nước tắm thần có pha trầm hương, ông Camanei sẽ cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Siva. Tiếp theo là lễ tắm tượng thần, ông Kadhar hát lễ xin mở cửa tháp. Lễ này được diễn ra bên trong đền, tháp hát những bài ca tụng công ơn của các vị vua ông Camanei và một số tín đồ nhiệt thành khác. Chủ lễ cúng Katê là người lớn tuổi trong dòng họ. Ngày này mọi thành viên trong gia đình sẽ có mặt đông đủ, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Bình Thuận được tổ chức với các nghi lễ truyền thống theo các bước: Lễ đón rước y trang nữ Thần Pô Sah Inư lên tháp chính; Lễ mở cửa đền, tháp; Lễ tắm bệ thờ Linga-Yoni; Lễ mặc y phục cho tượng thần; Đại lễ Katê trước tháp chính. Phần Lễ là phần Hội có các hình thức diễn xướng dân gian như biểu diễn nghề làm gốm, dệt thổ cẩm, trình diễn nhạc cụ truyền thống trống Paranưng, Ginăng, kèn Saranai, điệu múa truyền thống; các trò chơi, trò diễn trình diễn nhạc cụ truyền thống, dân ca, dân vũ mang đậm sắc thái văn hóa Chăm.
Theo phong tục của người Chăm ở Bình Thuận sẽ có đầy đủ các nghi thức và các giá trị văn hóa dân gian truyền thống vốn có, mang đậm yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào Chăm. Ngày 1.7 Chăm lịch là ngày tổ chức khai lễ Katê và lễ Katê này được kéo dài trong một tuần. Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tỉnh Bình Thuận tại tháp Pô Sha Inư là một trong các Lễ hội văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận hấp dẫn du khách khắp nơi tới tham quan, tìm hiểu. Qua đó góp phần vào việc quảng bá phát triển du lịch tại địa phương. Đồng bào người dân tộc Chăm ở Bình Thuận hiện có khoảng 40 nghìn người, sinh sống tập trung và xen ghép tại các huyện.
Những năm qua Bình Thuận đã tập trung đầu tư đồng bào Chăm luôn được quan tâm tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo đời sống đồng bào Chăm được cải thiện. Lễ hội Katê còn góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Bình Thuận quan hệ đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng cũng ngày một gắn bó hơn. Các cơ sở thờ tự, công trình kiến trúc truyền thống tốt đẹp của đồng bào được gìn giữ cũng như phát triển mạnh mẽ. Katê là lễ hội dân gian đậm đà bản sắc nhất nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc Chăm. Lễ hội Katê có các hoạt động ở đền, tháp là bức tranh phác họa đời sống sinh hoạt cộng đồng văn hóa dân tộc Chăm.