CEO học ngành gì? hay Học ngành gì để làm CEO?là vấn đề đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề này, hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.
1. CEO và một số điều cần biết về vị trí này
Trước khi tìm hiểu CEO học ngành gì, hãy cùng tìm hiểu một số nét khái quát nhất về CEO.
CEO là một thuật ngữ trong Tiếng Anh có nghĩa là Giám đốc điều hành của một công ty hoặc tập đoàn lớn. Chức vụ của CEO là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc giúp điều hành toàn bộ mọi hoạt động, theo những chiến lược, chính sách của hội đồng quản trị.
Hiểu một cách đơn giản, CEO là người nắm chức vụ quản lý điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp.
Đây là người có kiến thức sâu rộng về quản trị doanh nghiệp, trong đó bao gồm quản lý công việc và quản trị con người. Bên cạnh đó, họ phải có tố chất lãnh đạo, có kỹ năng mềm cao và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chuyên môn.
>>> Xem thêm: Danh sách những ngành khối B năm 2019
2. Giải đáp: CEO học ngành gì? Học ngành gì để trở thành CEO?
Theo Bộ phận tư vấn tuyển sinh: CEO học ngành gì là câu hỏi của khá nhiều bạn thí sinh đặt ra cho Ban tư vấn, đặc biệt là những bạn trẻ năng động và yêu thích hoạt động kinh doanh.
Để giúp bạn hiểu vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu những yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO doanh nghiệp:
- Có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau
Kiến thức đa lĩnh vực được xem là một yêu cầu thiết yếu cho vị trí này. CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan trên nhiều lĩnh vực và vấn đề khác nhau. Chính vì thế, họ cần tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
- Nền tảng về khoa học quản trị
Đây nền móng cơ bản để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ phải lĩnh hội được tất cả các kiến thức về quản trị khi được đào tạo, mà còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng nghỉ các kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.
- Có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng
Không chỉ là kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn, mà người điều hành phải là một người dày dạn vốn sống, thông hiểu về việc đối nhân xử thế. Để trở thành một CEO để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, thì bạn phải va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.
- Sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc
CEO là người phải làm việc dưới rất nhiều áp lực, chính vì thế, một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình.
- Tố chất phù hợp
Để trở thành một nhà điều hành chuyên nghiệp, ngoài việc phải được đào tạo, học tập bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện rất quan trọng. Vì thế không phải ai cũng có thể làm CEO. Một số tố chất thường có ở một CEO thành công là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền.
3. Vậy ngành học nào đáp ứng những yêu cầu trên?
Trong những ngành nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân, Quản trị kinh doanh là ngành học đáp ứng được các yêu cầu cho vị trí này. Tại sao ư?
Về kiến thức:
Ngành học này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, tổng hợp và hiện đại về nhiều lĩnh vực toán và khoa học tự nhiên, kinh tế – xã hội, và nghệ thuật – nhân văn. Đồng thời, sinh viên cũng được đào tạo chuyên sâu về ngành kinh doanh và quản trị kinh doanh gồm cả lý thuyết và thực tiễn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như quản trị nguồn nhân lực, quản trị chiến lược, nguyên lý marketing, tài chính, kế toán…
Về kỹ năng:
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được phát triển và hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp, gồm kỹ năng viết và giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán, thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo và các giá trị đạo đức nghề nghiệp.
Cùng với đó là những kỹ năng phân tích tình huống, tiếp cận, phân tích, xử lý một cách độc lập các vấn đề như tài chính, kế toán, marketing, nhân sự… trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực liên quan đến quản trị kinh doanh.
Về năng lực:
Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, vị trí làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế, các tổ chức nghiên cứu và quản lý kinh doanh, các tổ chức xã hội và phi chính phủ.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị dịch vụ, quản trị nhân sự… có thể làm công tác quản lý doanh nghiệp ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ; tổ chức và quản lý các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thể thao.
Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn giải đáp thắc mắc: CEO học ngành gì.