Là ngành học trọng điểm trong hệ thống đào tạo nhân lực ngành Y Dược, ngành Dược đang thu hút nhu cầu nhân lực lớn. Nếu bạn đang thắc mắc cơ hội việc làm ngành Dược như thế nào, hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây.
1. Cơ hội việc làm ngành Dược như thế nào?
Theo chia sẻ của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến nhu cầu đội ngũ dược sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng làm việc trong ngành ngày càng lớn. Trong đó, ngành Dược đang thu hút nhu cầu nhân lực lớn hiện nay.
Theo thống kê của Cục quản lý dược cho biết tỷ lệ dược sĩ trên dân số của nước ta vào năm 2015 mới chỉ đạt 2,2/10.000 dân, trong đó số lượng dược sĩ chủ yếu đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện và cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm. Nhân lực về ngành Dược hiện vẫn đang thiếu rất nhiều.
Ước tính thời gian tới ngành Dược cần khoảng 25.000 dược sĩ trình độ từ đại học trở lên để đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực hiện tại. Không chỉ những bệnh viện, doanh nghiệp trong nước, mà ngay cả các doanh nghiệp dược nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất thuốc… cũng cần tuyển dụng một số lượng nhân sự lớn. Đặc biệt, hệ thống phân phối thuốc của nước ta đang ngày càng mở rộng về quy mô, số lượng, tiến tới đạt chuẩn đây cũng là cơ hội tốt cho các sinh viên theo học ngành Dược.
Thêm vào đó, Việt Nam đang hội nhập sâu nền kinh tế thế giới và khu vực. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước lên kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy nghiên cứu, sản xuất để nâng cao chất lượng dược phẩm và cạnh tranh với các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài. Từ thực tế khách quan trên, những Dược sĩ tương lai hoàn toàn có thể yên tâm về công việc sau khi ra trường với mức thu nhập ổn định.
Có thể thấy, ngành Dược đang mở ra cơ hội rất lớn cho sinh viên theo học. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên ngành Dược có thể chọn lựa nhiều vị trí công việc phù hợp với năng lực chuyên môn.
2. Học ngành Dược ra làm gì?
Trong số các ngành nghề tại Việt Nam thì ngành Dược cũng được đánh giá cao bởi ngành này có mức thu nhập cao và ổn định hơn thế nữa lại có cơ hội thăng tiến cao. Tuy có nhiều điểm mạnh và ưu thế nhưng ngành Dược luôn trong tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trầm trọng.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Đại học, Cao đẳng, Dược sĩ có rất nhiều cơ hội việc làm tại nhiều vị trí khác nhau. Bạn có thể làm việc tại bệnh viên với vị trí Dược sĩ lâm sàng làm công tác kiểm tra các chất lượng Dược phẩm. Tùy vào năng lực cũng như sở thích của bản thân bạn có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai.
Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp ngành Dược có thể làm việc tại những vị trí sau:
Làm việc tại Bệnh viện: Dược sĩ phải có trách nhiệm cung ứng và đảm bảo chất lượng thuốc cả về chất lượng và số lượng. Đồng thời tham gia tư vấn với bác sĩ trong việc kê toa và cảnh báo tương tác đồng thời hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặc biệt.
Làm việc tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ sẽ đảm nhận vị trí nghiên cứu quy trình sản xuất các công thức và dạng bào chế, các hoạt chất mới để theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, chiết xuất dược liệu.
Làm việc tại các trường Y Dược: công tác tại khoa dược của các trường y dược với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên,…
Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng,…
Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.
>>> Xem ngay tin tuyển sinh mới nhất Trường Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3. Tìm hiểu một số thông tin về nghề Dược
Dược sĩ được hiểu là người thực hành nghề dược (làm công tác chuyên môn về dược) trong ngành Y tế. Đây cũng là bộ phận tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật qua việc tối ưu hóa và theo dõi việc điều trị dùng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng, thông qua kết hợp với thày thuốc hoặc các nhân viên Y tế khác.
Tại các cơ sở khám chữa bệnh các dược sỹ là người giới thiệu các thuốc mới (đặc biệt là thuốc kê đơn) cho các cho các thầy thuốc, hoặc tư vấn về sử dụng thuốc và sức khỏe cho người dân và cộng đồng nơi nhà thuốc hoạt động (dược sỹ làm việc tại các nhà thuốc). Dược sĩ cũng là chuyên gia về thuốc, chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong các cơ sở trên (dược sỹ tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị).
Dược sĩ còn làm việc trong ngành sản xuất dược phẩm (công nghiệp bào chế), ngành kinh doanh (phân phối và cung ứng thuốc), các cơ sở kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc), nghiên cứu thuốc mới (Research and Development), quản lý nhà nước, giảng dạy tại các cơ sơ đào tạo Y Dược.
Nhìn chung, ngành Dược đang là ngành học được đánh giá cao với rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Đây cũng là yếu tố thu hút đông đảo các bạn thí sinh quan tâm và chọn lựa ngành học này.