Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng – Nơi lưu giữ giá trị dân tộc cốt lõi

Nếu ở Sài Gòn, hãy một lần ghé chân tới rạp chiếu múa rối nước Rồng Vàng để cảm nhận, hoài niệm về một nền văn hóa truyền thống lâu đời, là niềm tự hào không chỉ của người Việt mà còn là giá trị tinh thần của nhân loại.

1. Múa rối nước là môn nghệ thuật truyền thống, lâu đời của Việt Nam

Múa rối nước là sản phẩm có từ lâu đời của ông cha ta, gìn giữ qua nhiều thập kỷ với sự bắt nguồn từ chính nền văn minh lúa nước. Những câu chuyện dân gian cùng các nhân vật đi vào lịch sử là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ ngày nay nghiên cứu, tìm tòi, phát triển và cho ra đời những tác phẩm múa rối nước để đời.

Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng – Nơi lưu giữ giá trị dân tộc cốt lõi
Múa rối nước là môn nghệ thuật truyền thống, lâu đời của Việt Nam

Các hình ảnh quen thuộc trong múa rối nước rồng vàng không đâu lẫn được, đó chính là hình ảnh tò he chú Tễu, cùng các tiên nữ, mục đồng, khung cảnh bình dị của làng quê Việt Nam nhiều thập kỷ trước, được tái hiện lại sinh động và sâu sắc biết chừng nào.

*** Có thể bạn quan tâm: Lịch xem và giá vé cụ thể tại các địa điểm múa rối nước tphcm

Múa rối nước giờ đây không chỉ còn là sản phẩm của Việt Nam, mà còn là nghệ thuật được cả thế giới đón nhận, biết đến và tìm tòi không ngừng.

Chính vì vậy, múa rối nước đã vươn khỏi dải đất hình chữ S, chu du khắp năm châu với tạo hình giản dị của người nông dân chất phác thuần Việt, hình ảnh áo nâu sòng, quần xắn móng heo được tái diễn sinh động trong các vật thể rối.

Múa rối nước hiện nay vừa giữ được bản sắc dân tộc, lại kết hợp công nghệ hiện đại, ánh đèn, không gian sinh động càng nâng cao tính nghệ thuật của bộ môn này.

2. Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng

Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng được biết tới là một trong những điểm trình diễn múa rối lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh. Với quy mô lên tới 200 ghế ngồi, các lịch chiếu đều đặn, khán giả lui tới ngày một đông. Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng tọa lạc tại bên trong khuôn viên Cung văn hóa lao động TP.Hồ Chí Minh, 55B Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM.

Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng – Nơi lưu giữ giá trị dân tộc cốt lõi
Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng

Xem thêm: Múa rối nước bảo tàng dân tộc học có điều gì thú vị?

Lịch diễn múa rối nước Rồng Vàng có hai khung giờ chính là 17h và 18h30 hàng ngày. Thời lượng chiếu một suất khoảng 50 phút. Đây cũng là nơi diễn chiếu múa rối nước có thời gian dài nhất trong các trung tâm múa rối.

Lịch diễn múa rối nước Rồng Vàng rất phù hợp cho khán giả, bởi đó chính là thời gian mọi người đã tan giờ làm, có thời gian rảnh rỗi dành cho gia đình, bạn bè,…

Giá vé một suất xem biểu diễn múa rối nước Rồng Vàng là 250.000đ/vé, không kể khách quốc nội hay quốc tế.

Vé được tính cho người từ 3 tuổi trở lên, bé dưới 3 tuổi không tính vé, mà được tính kèm theo suất của người lớn đi cùng.

3. Các địa điểm múa rối nước khác nên thưởng thức một lần

Nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm đến các địa điểm sau đây, tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và địa điểm phù hợp giao thông:

  • Bảo tàng lịch sử Việt Nam TP.HCM: Thời gian biểu diễn từ thứ 2 – thứ 7; sáng 8h – 11h và chiều: 14h30 – 16h. Chủ nhật và ngày lễ: 8h30 – 16h
  • Nhà hàng Ngon tại Thảo điền Village: chỉ chiếu vào thứ 7 hàng tuần, từ 19h30 – 20h

Nếu quý khán giả ở Hà Nội, có thể đến một trong các địa điểm chiếu múa rối nước sau đây:

  • Nhà hát múa rối nước Thăng Long tại Hoàn Kiếm
  • Không gian văn hóa Việt – Múa rối nước Bông Sen
  • Nhà hát múa rối Việt Nam: cái nôi gìn giữ và phát triển văn hóa dân gian rối nước, có bề dày lịch sử lên tới 60 năm với các chuyên gia đầu ngành, các diễn viên, đạo diễn và biên kịch xuất chúng.

Với sân khấu là mặt nước, nhân vật chính là các con rối bằng gỗ, lồng ghép trong những hình ảnh chân thực đó là các câu chuyện sâu xa mang ý nghĩa nhân văn to lớn, múa rối nước rồng vàng xứng đáng là nguồn tài sản vô giá, là con đẻ tinh thần của các nhà nghiên cứu và phát triển nghệ thuật rối nước.

5/5 - (3 bình chọn)