Lễ hội búp bê Nhật Bản được tổ chức ở khắp nơi trên toàn đất nước và thường dành cho các bé gái ở Nhật. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về lễ hội búp bê Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong những đất nước có rất nhiều các lễ hội nổi tiếng trên thế giới. Ngoài những ngày lễ lớn Nhật Bản có hai ngày tết dành cho thiếu nhi là bé trai và bé gái, trong đó ngày lễ hội búp bê dành cho các bé gái tổ chức vào ngày 3/3.
Nguồn gốc lễ hội Hina Matsuri Nhật Bản
Lễ hội búp bê Nhật Bản hay còn có tên gọi khác là lễ hội Hina Matsuri Nhật Bản
Hina Matsuri đã có lịch sử từ hơn 1000 năm về trước. Từ năm 794 – 1185 (thời Heian) mọi người sau khi chơi xong búp bê sẽ vứt xuống sông bởi họ cho rằng búp bê giống như hình nhân thế mạng nên sẽ vứt đi để mang hết linh hồn xấu xa hoặc không may mắn ra khỏi bé gái.
Khi mới xuất hiện búp bê sẽ được làm từ rơm nhằm tượng trưng cho hình nhân thế mạng nhưng đến thời Edo búp bê đã được sáng tạo tinh xảo hơn nhờ các nghệ nhân. Thay vào đó búp bê sẽ không bị thả trôi sông nữa mà sẽ đem trưng bày trong những ngày của các bé gái. Hàng năm vào ngày 3/3 vẫn luôn diễn ra ngày lễ các bé gái để cầu chúc những điều tốt lành đến với bé gái và sau dần được gọi với tên là lễ hội Hina Matsuri.
Theo tiếng Nhật Hina được phiên âm có nghĩa là búp bê nhỏ còn Matsuri được gọi là lễ hội truyền thống do đó Hina Matsuri chính là Lễ hội búp bê truyền thống. Lễ hội được diễn ra vào ngày 3/3 thời điểm bắt đầu của mùa hoa anh đào nên nhiều nơi sẽ gọi là lễ hội hoa anh đào (Momo no sekku – 桃の節句).
Búp bê được sắp xếp như thế nào trong lễ hội Hina Matsuri Nhật Bản?
Hina là biểu tượng cho vua, hoàng hậu và các cận thần. Những loại búp bê này rất quý giá và đắt tiền nên những cô gái khi lấy chồng mang theo về nhà giống như đem đến điều may mắn.
Tại Nhật Bản theo truyền thống một con búp bê sẽ cần phải có kèm theo 15 búp bê và được trang trí 7 tầng phủ thảm đỏ. Cụ thể cách sắp xếp búp bê theo từng tầng như:
– Tầng đầu tiên sẽ bao gồm búp bê vua và hoàng hậu (gọi là Dairibina). Bày trí sao cho khi nhìn chính diện sẽ thấy vua được đặt bên trái và hoàng hậu ở phía bên phải. Thông thường phía sau vua và hoàng hậu sẽ được trang trí một bức bình phong Byobu (屏風), hai bên hai cây đèn Bonbori (雪洞) thường được trang trí hoa văn là hoa anh đào hoặc hoa đào. Ở phần phía trước của vua và hoàng hậu là Sanpokazari – hai bình hoa cắm hoa anh đào và Hishidai – hai bệ đựng Omochi gọi là Hishi-mochi.
– Tầng thứ 2 sẽ tiếp tục được sắp xếp 3 búp bê là 3 cung nữ hầu rượu sake cho vua và hoàng hậu (Sannin-kanjo, 三人官女). Trong 3 cung nữ người ở giữa sẽ ngồi còn hai người hai bên sẽ đứng. Giữa 3 búp bê sẽ có 2 loại bàn đứng đặt Omochi hình tròn gồm 2 tầng bánh màu hồng và màu trắng có tên gọi là Takatsuki.
– Tiếp theo ở tầng thứ 3 có tất cả 5 búp bê (Gonin-bayashi) là các nhạc công nam trong đó 3 người sẽ chơi trống, một người là ca sĩ và người còn lại sẽ thổi sáo.
– Ở tầng thứ 4 bao gồm 2 búp bê đại thần. Nhìn trực diện sẽ thấy búp bê phía bên phải là đại thần già và phía bên trái đặt vị đại thần trẻ.
– Tầng 5 đặt 3 búp bê là các hộ vệ cho nhà vua và hoàng hậu khi đi ra ngoài. Ở phía 2 bên của 3 hộ vệ sẽ được trang trí bằng chậu quất hoặc chậu đào.
– Tầng thứ 6 và tầng dưới được trang trí những vật dụng khác như cỗ xe cung cung đình Goshoguruma, kiệu rước Okago, và hộp các hộp đựng thức ăn nhiều tầng Jubako.
Nhưng thường thấy hiện nay người Nhật sẽ trưng bày các búp bê quan trọng ở những tầng đầu vì búp bê Hina có giá trị lớn lên gia đình có điều kiện mới mua được và không thể sắm đủ bộ 15 con.
>> Xem thêm:
- Các phong tục tập quán, lễ hội dân tộc Tày
- Tìm hiểu nét đẹp văn hóa của lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Những tập tục trong lễ hội búp bê Nhật Bản
Lễ hội Hina Matsuri là dịp dành riêng cho các bé gái tại Nhật Bản nên trong ngày này có thể mời bạn bè về nhà để thưởng thức các món ăn đã được chuẩn bị từ trước và đặc trưng thường thấy trong ngày lễ này như uống rượu ngọt Shirozake được làm từ gạo lên men, ăn bánh hishi-mochi ăn kèm với bánh giòn hina arare làm từ bột gạo và các loại kẹo trái cây, xôi đỗ – sekihan, các loại thạch v.v.. Hầu hết những món ăn được chuẩn bị đều có màu sắc đa dạng xen lẫn nhau như màu hồng, trắng, xanh và được chế biến từ các loại lá cỏ nhằm xua đuổi bệnh tật và tốt nhất cho sức khỏe.
Ngoài ra, người Nhật còn ăn món cá sống đặc trưng trong lễ hội này với các nguyên liệu tự nhiên và ăn kèm với chirashizushi. Cùng với đó trong bữa họ sẽ ăn canh nghêu, với niềm tin rằng hai mảnh vỏ nghêu khi ghép với nhau sẽ là biểu tượng của cuộc sống hạnh phúc và thuận hòa.
Vào ngày lễ hội này người Nhật hay chưng hoa đào với ý nghĩa tượng trưng cho hôn nhân hạnh phúc và đây cũng là biểu tượng của ngày lễ này. Không chỉ vậy hoa đào còn là biểu tượng cho những đức tính của phụ nữ như nhẹ nhàng, hiền dịu, quý phái và ôn hòa.
Phong tục thả búp bê rơm đã được bỏ đi ở hầu hết các địa phương nhưng khi đến một số tỉnh như Tottori vẫn xuất hiện phong tục này. Nhưng thay thế việc thả búp bê bằng rơm thì hiện nay búp bê sẽ được làm bằng giấy và đặt nên các chiếc thuyền bằng rơm hoặc lá cây, sau đó những bé gái sẽ thả trên sông.
Hiện nay mỗi năm khi đến dịp lễ hội Hinamatsuri tại các gia đình Nhật Bản vẫn giữ nếp truyền thống trang trí búp bê. Đây là nét văn hóa tín ngưỡng rất đặc trưng của người Nhật nhằm mang theo niềm hy vọng may mắn đến với các bé gái. Ngoài ra những búp bê gia truyền này sẽ được người Nhật trân trọng và các cô dâu khi về nhà chồng giống như bảo vật hộ mệnh cho gia đình mới.
Hy vọng với những thông tin về lễ hội búp bê Nhật Bản ở trên đã cho bạn đọc hiểu rõ hơn về nét văn hóa độc đáo trong đời sống người dân Nhật Bản. Các chuyên mục khác của bài viết sẽ cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.