Những điều cần biết về lễ hội Đền Trần

Lễ hội Đền Trần Nam Định thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân địa phương và du khách ở khắp các vùng miền của đất nước tham gia.

Những điều cần biết về sử tích đền Trần Nam Định

Đền Trần là tên gọi chung, bao gồm đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, được khởi dựng từ thời Hậu Lê và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, được dựng từ thời Nguyễn.

Đền Trần thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định. Tức Mặc là mảnh đất dấy nghiệp, là quê hương của Vương triều Trần. Chính vì thế, từ năm 1239 vua Trần cho dựng cung điện ở đây để lấy chỗ đi lại, chơi thăm với nhiều công trình kiến trúc như điện Trùng Quang nơi Thượng Hoàng về ngự, điện Trùng Hoa nơi các vua Trần về chầu. Theo các tư liệu khai quật khảo cổ, khu đền Trần được xây dựng trên nền cũ của cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa.

Le-hoi-Den-Tran-Nam-Dinh
Lễ hội Đền Trần Nam Định

Đầu năm 1262, trước khi xây dựng quy mô ở Tức Mặc, nhà Trần đã thăng làng này lên làm phủ Thiên Trường. Đây là một vùng đất rộng bao gồm thành phố Nam Định, chín xã phía nam huyện Bình Lục, huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Nam Hà (cũ) và phía nam huyện Thư Trì tỉnh Thái Bình hiện nay. Tức Mặc lúc đó là thủ phủ của đất Thiên Trường, đương thời nó là kinh thành lớn thứ 2 chỉ đứng sau Thăng Long.

Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn và Trần Miếu. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.

Cả ba đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Lễ hội Đền Trần Nam Định

Le-hoi-khai-an-Den-Tran-dien-ra-tu-ngay-14-15-thang-Gieng-am-lich
Lễ hội khai ấn Đền Trần diễn ra từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch

Xem thêm:

Hàng năm, tại đây sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn, đó là Lễ khai ấn đầu xuân và Hội đền tháng tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự, tri ân công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.

– Lễ khai ấn Đền Trần Nam Định: Lễ hội diễn ra từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch. Tối ngày 14, bắt đầu nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường, rồi làm lễ khai ấn vào đúng giờ Tý… sau đó khách thập phương vào đền tế lễ, xin lá ấn với mong muốn năm mới thành đạt và phát tài.

– Hội Đền Trần ở Nam Định: Diễn ra từ ngày 15 – 20 tháng 8 âm lịch. Phần lễ bắt đầu với các lễ rước từ đình, đền xung quanh về dâng hương ở đền Thiên Trường. Phần hội sẽ có các hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn như: diễn võ 5 thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa Bài Bông…

Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ hội truyền thống lớn, là niềm tự hào của mỗi người dân tỉnh Nam Định khi nhớ về cội nguồn dòng giống của các bậc đế vương và của cả dân tộc Việt Nam.

Rate this post