Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng sơn diễn ra khi nào?

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội độc đáo có từ lâu đời là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống mang tinh thần quả cảm, thượng võ, tính táo bạo, lễ hội chọi trâu là lễ lớn nhất trong năm của người Đồ Sơn.

Giới thiệu về lễ hội chọi trâu

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam. Hơn 30 năm qua, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vẫn được duy trì và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tồn tại sâu trong đời sống người dân miền biển Đồ Sơn.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng sơn diễn ra khi nào?
Giới thiệu về lễ hội chọi trâu

>>> Giải đáp rõ hơn về thắc mắc tháng cô hồn có nên cắt tóc không?

Lễ hội gồm phần lễ chính là lễ tế thần Điểm Tước vị thủy thần là Thành hoàng làng của cả vùng Đồ Sơn. Kết thúc hội chọi trâu Đồ Sơn là cuộc rước giải trâu nhất về đình làm lễ tế thần.

“Dù ai buôn đâu bán đâu, Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về, Dù ai buôn bán trăm nghề, Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Lễ hội chọi trâu có từ bao giờ và bắt đầu từ đâu thì không ai biết nhưng câu ca mộc mạc trên đã trở thành tiếng gọi của quê hương Đồ Sơn để người dân nhớ về nơi “chôn rau cắt rốn”. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn thu hút hàng vạn người dân, du khách trong và ngoài nước về dự.

Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn là lễ hội độc đáo với những “kháp đấu” sôi động, hấp dẫn. Hội chọi trâu là thể hiện sự hào hùng mang đậm tính thượng võ mỗi truyền thuyết đều gắn với một sự tích kỳ bí khác nhau.

 

Để có những ngày hội náo nức, người dân Đồ Sơn phải chuẩn bị trong khoảng 8 tháng. Sau Tết Nguyên đán người có nhiều kinh nghiệm sẽ đi khắp nơi chợ Gồi (Nam Định), Thủy Nguyên (Hải Phòng), Thanh Hà (Hải Dương) để tìm được con trâu vừa ý.

Chọn trâu đã khó khăn, việc chăm sóc, huấn luyện trâu càng khó khăn gấp đôi. Chọn trâu đủ tiêu chuẩn phải là những con trâu đực khỏe mạnh, phải gan lỳ có khả năng chống chịu được đòn của đối phương. Trâu chọi được nuôi ở chuồng riêng, tách biệt và kín đáo. Trâu phải có ức rộng, cổ tròn dài lưng càng dày, càng phẳng càng tốt, trâu da đồng, một khoang bốn khoáy, lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng là trâu gan. Sừng trâu phải đen như mun, háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu, mắt trâu phải đen, tròng đỏ, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung. Mặt trâu giống mặt ngựa là trâu chọi hay.

Việc chọn mua trâu không được để cho trâu chọi trông thấy trâu nhà khác để nó khôi phục bản năng hoang dã và khiêu chiến của nó. Trường huấn luyện trâu thường nhiều người đứng xung quanh gõ chiêng trống và hò hét. Khi huấn luyện, người huấn luyện còn dạy cho trâu có những miếng đánh hay, phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần ra đòn hiểm và độc đáo. Trâu nào được chọn làm trâu chọi sẽ được gọi một cách tôn kính là “ông trâu”. Trâu nào đoạt giải nhất, được tôn lên thành “cụ trâu”.

Vào hội, khi hai “ông trâu” cách nhau 20m, hai trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, hai trâu chọi nhau quyết liệt. Kết thúc hội chọi trâu sẽ rước giải trâu nhất về đình làm lễ tế thần.

Theo tập tục của địa phương, các trâu tham gia chọi thắng hay thua, đều phải giết thịt. Du khách đến dự lễ hội có thể mua thịt trâu về ăn. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã trở thành dịp để thu hút du khách bốn phương đến với Hải Phòng.

Thời gian gần đây, có ý kiến liên quan đến sự việc trâu chọi húc chết chủ tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Cục Văn hóa Cơ sở đã có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét đưa lễ hội chọi trâu Đồ Sơn khỏi danh mục di sản cấp quốc gia. Cục Văn hóa Cơ sở cũng lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng lắng nghe ý kiến của cộng đồng tìm ra giải pháp phù hợp đối với việc tổ chức lễ hội này. Sự việc trên tiếp tục làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu có tiếp tục duy trì hay loại bỏ lễ hội này vì lễ hội chỉ mang tính giải trí nhưng không có ý nghĩa nhân văn. Con trâu là đầu cơ nghiệp, nó là người bạn thân của người nông dân, khi nhìn hai trâu húc nhau chảy máu thân thể, mắt mũi nhiều người thực sự thương cảm và không muốn tiếp tục lễ hội này hàng năm nữa.

Phần nữa, nhiều người đánh giá rằng chọi trâu ở Hải Phòng hiện nay không phải là lễ hội hoàn toàn không gắn với lễ hội chọi trâu truyền thống mà chỉ là một trò chơi kích thích sự hiếu kỳ của con người. Nếu là lễ hội kích thích sự hiếu kỳ thì nên bỏ. Một lễ hội chọi trâu truyền thống phải tái hiện được ý nghĩa sự tích có sinh hoạt tâm linh không phải chỉ là đem trâu ra chọi nhau để kích thích tính hiếu kỳ của người đến xem.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng sơn diễn ra khi nào?
Lễ hội chọi trâu được tổ chức hàng năm tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

>>> Hỗ trợ tư vấn thêm thông tin ngày Vu lan báo hiếu là ngày bao nhiêu năm 2022?

Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng kiến nghị Cục Văn hóa Cơ sở vẫn muốn tiếp tục lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn trong các năm tiếp theo nhưng sẽ loại bỏ vòng đấu loại và chỉ tổ chức vòng chung kết vào đúng ngày 9/8 Âm lịch.

Việc đề xuất mong muốn tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn trong những năm tiếp theo vì muốn bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của địa phương. Muốn tổ chức được cần chỉnh sửa, rà soát và bổ sung các quy chế tổ chức lễ hội chọi trâu để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người điều khiển trâu và khách tham quan. Việc các nghi thức trong phần “lễ” chọi trâu phải được thực hiện trang trọng.

Lễ hội truyền thống chọi trâu Đồ Sơn được phục dựng từ năm 1990. Lễ hội truyền thống chọi trâu năm 2013 được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

.

 

5/5 - (1 bình chọn)