Thuyền là vật dụng đã gắn bó lâu đời với đời sống, sinh hoạt, phong tục, lễ hội của người Việt Nam. Lễ hội đua thuyền cũng từ đây mà ra. Dưới đây là một số những lễ hội đua thuyền đặc sắc ở các vùng miền Việt Nam bạn có thể tham khảo.
Giới thiệu về lễ hội đua thuyền
Lễ hội đua thuyền được coi là nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền. Thuyền trong lễ hội dân gian mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng. Đặc biệt, ở những lễ hội thờ các vị anh hùng dân tộc, gọi là “thuyền ngự”. Ngài đã về “ngự” trên thuyền để mọi người cầu được sức khỏe, cầu phúc, an khang thịnh vượng xem hội được như ý nguyện.
>>> Tìm hiểu rõ về thông tin lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng diễn ra khi nào?
Đua thuyền từ xa xưa đã trở thành loại hình thể thao ngày càng được mở rộng quy mô phát triển. Lễ hội đua thuyền ở Việt Nam là bộ môn thể hiện khí phách cũng như sức sống tiềm tàng của con người và thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc. Bởi vì thế mà Lễ hội đua thuyền ở Việt Nam được hầu hết người dân quan tâm. Ở Việt Nam tổ chức cuộc đua lễ hội đua thuyền đều đặn hàng năm ở nhiều vùng miền cả nước.
Một số lễ hội đua thuyền đặc sắc ở Việt Nam
Lễ hội đền Quả xã Bạch Ngọc Đô Lương, Nghệ An
Tương truyền rằng, người dân ở đây đua thuyền để tỏ lòng biết ơn công đức của Hoàng tử Uy Minh Vương, con trai thứ tám của vua Lý Thái Tổ. ùng này có nơi toàn các tay đua nữ thi đấu với nhau.
Lễ hội đua thuyền rồng ở Đồng Hới (Quảng Bình)
Theo tín ngưỡng dân gian ở địa phương Đồng Hới thuyền rồng là “dương” đua với thuyền phượng là “âm”. Đua đường dài 20km từ đình làng Đồng Hải đến cửa sông Nhật Lệ
Lễ hội thuyền đua làng Đăm (xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội)
Lễ hội thuyền đua làng Đăm được tổ chức lúc chính Ngọ (12 giờ trưa) trên sông Nhuệ, thuyền đua làng Đăm đầu và đuôi thuyền đều chạm hình rồng. Tương truyền hội đua thuyền vùng này có từ thế kỷ XV, thuyền đua có hình đầu rồng, hình chim hạc và hình con kỳ lân. Cuộc đua thuyền đua làng Đăm để tưởng nhớ danh tướng Bạch Hạc Tam Giang thời vua Hùng thứ XVI.
Lễ hội đua thuyền đuôi én tỉnh Điện Biên
Nằm phía bắc của thị xã Mường Lay, Điện Biên, Mường Lay nằm gọn trong một thung lung nơi hội tụ, hợp lưu của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Cứ mỗi độ chuyển giao thời khắc năm cũ, năm mới, người dân thị xã Mường Lay, Điện Biên hòa mình vào Lễ hội đua thuyền đuôi én.
Mường Lay còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử truyền thống đặc trưng như: nghệ thuật Xòe Thái cổ, Lễ hội đua thuyền đuôi én, Lễ Kin Pang Then các lễ hội mang tính nhận diện văn hóa của người Thái trắng.
Lễ hội đua thuyền đuôi én truyền thống được chính quyền địa phương phục dựng thành công, từ năm 2015. Theo thông lệ đầu năm, lễ hội đua thuyền đuôi én lại được tổ chức, để người Thái cùng các cộng đồng dân tộc khác trên địa bàn thêm tình đoàn kết bản làng càng bền chặt, trở thành hoạt động thể thao, vui chơi của nhân dân. Đây cũng là dịp để người dân bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc.
Lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng trên dòng sông Hàn thuộc quận Liên Chiểu thường được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi năm, cuộc đua thuyền tại Đà Nẵng đã thu hút trên 20 đội thi tài như một “hủ tục” để cầu mưa thuận gió hoà người dân miền sông nước có cuộc sống no đủ. Những chiếc thuyền rồng Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng được trang trí cờ phướng nhiều màu sắc, oai phong trong tiếng reo hò cổ vũ, tiếng trống kèn của người dân. Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng không chỉ những đội nhóm của thành phố Đà Nẵng mà còn thêm các đội từ tỉnh lân cận như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi hội tụ về tranh tài.
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng là hoạt động mang tính văn hóa sâu sắc đến đời sống tinh thần của các cư dân vùng Duyên hải miền Trung. Nếu có dịp đến Đà Nẵng du khách sẽ có những cảm nhận nét đẹp của nền văn hóa phi vật thể đất Đà Nẵng qua lễ hội đua thuyền trên dòng sông Hàn. Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng còn là một sự kiện giúp quảng bá hình ảnh đến với bạn bè quốc tế nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang
Lễ hội đua thuyền truyền sống trên sông Kiến Giang, Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là điểm hẹn văn hóa mỗi dịp Quốc khánh hoạt động được tổ chức hàng năm trên quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đối với người dân Lệ Thủy, đây là một dịp rất vui trong năm được tổ chức với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội đua thuyền truyền thống Lệ Thủy tổ chức đua thuyền ăn mừng, trổ tài trổ sức với hình ảnh tượng trưng là các chàng trai, cô gái trẻ cầu cho một mùa mưa thuận gió hòa trong năm tới.
Ngày trước, tương truyền rằng hàng năm sông Kiến Giang thường khô cạn nước vào mùa hè đến tháng 8 có mưa ruộng đồng có nước tưới tiêu sản xuất chim muông, tôm cá lại dâng đầy. Nước về quét hết sâu bọ, bồi đắp phù sa cho đồng bằng. Các chàng trai, cô gái trẻ góp sức làm nên ngày hội nhiều niềm vui.
>>> Lý giải rõ thắc mắc mùng 1 tháng cô hồn nên cúng gì để tránh được xui rủi
Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang được tổ chức đều đặn vào ngày 2/9 hàng năm thể hiện niềm tự hào cũng như tinh thần thể thao, đoàn kết của người dân Quảng Bình.
Lễ hội đua thuyền trở thành dịp đặc biệt thứ hai trong năm chỉ sau Tết Nguyên Đán. Người dân nơi đây tổ chức kết hợp ăn Tết Độc Lập vừa ghi nhớ công ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời nhớ về cội nguồn cha ông đất Lệ Thủy người dân đã xây dựng nét đẹp văn hóa đua thuyền.
Sông Kiến Giang mỗi năm vào dịp 2/9, lại nô nức tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ. những người dân khắp nơi cũng tụ lại đây để háo hức xem đua thuyền những màn đua tranh quyết liệt trên khúc sông. Quãng đường đua dài tầm 24km xuất phát từ ngã ba Mũi Viết (Thượng Phong).
Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang hiện nay đã được xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thôn xóm hai bên bờ sông Kiến Giang vô vàn cơ hoa cổ vũ, chặng đua, niềm phấn khích tạo nên không khí hân hoan, tự hào của Tết Độc lập.
Hàng năm cứ đến rằm tháng bảy Lễ hội đua thuyền Lệ Thủy diễn ra, dân khắp vùng lại nô nức về đua thuyền trên dòng Kiến Giang
Con sông Lệ Thủy – Quảng Bình, tương truyền, ’’lấy nước để uống, lấy ruộng để cày tục lệ đã biến thành ngày hội chung của cả huyện. Mùa hạn, dân làng cúng lễ và đẩy thuyền xuống sông.
Lễ hội đua thuyền Hồ Tây- Hà Nội
Đua thuyền Hồ Tây là lễ hội được tổ chức tại khu vực Hồ Tây đường đua dài 600m tính từ chùa Trần Quốc đến vườn hoa Lý Tự trọng với quy mô lớn. Đua thuyền Hồ Tây là một trong những lễ hội đua thuyền ở Việt Nam phổ biến nhất với sự tham gia của rất nhiều người chơi, gồm 400 vận động viên.
Lễ hội thu hút được đông đảo người dân tham gia. Hai hạng mục được giải tranh tài trò chơi đua thuyền là đua thuyền rồng tiêu chuẩn và Đua thuyền rồng truyền thống. Đội chơi đua thuyền Hồ Tây có thể bao gồm thi đấu nam, nữ và phối hợp nam và nữ
Lễ hội đua thuyền ở Huế
Lễ hội đua thuyền ở Huế đã thu hút rất nhiều sự tham gia đội chơi đến từ các Huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế và giáp với Huế. Các vận động viên trong lễ hội đua thuyền Lệ Thủy, đua thuyền Quảng Bình, đã từng tham gia lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn, …
Huế được mệnh danh là xứ sở nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc, tiêu biểu nhất là lễ hội đua thuyền.
Lễ hội đua thuyền Lý Sơn
Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Quảng Nam nổi tiếng với sức hấp dẫn không thể bỏ qua. Cuộc đua với sự tham gia của cả nam và cả nữ. Các đội tranh tài với những nội dung sau đua thuyền truyền thống còn một giải đặc biệt với cự li 4,5km dành cho nam.
Các vận động viên nữ không thua kém gì nam vì họ là những người đã sống và gắn bó với những vùng sông nước. Lễ hội đua thuyền không những là lễ hội thông thường mà đây còn là nét đặc trưng của văn hóa cần được lưu giữ.
Lễ hội đua thuyền ở Sóc Trăng
Giải đua cũng náo nhiệt như đua thuyền Quảng Nam, tổ chức với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa là dịp để người dân rèn luyện sức khỏe. Đây là cơ hội xích lại gần nhau hơn, vận động viên càng yêu thêm những nét văn hóa truyền thống của tỉnh thành của mình. Qua cuộc thi, giúp nâng cao tinh thần thể dục thể thao đối với người dân được đông đảo người dân tham gia.
Ý nghĩa của lễ hội đua thuyền truyền thống
Lễ hội đua thuyền được tổ chức đều đặn hàng năm để mỗi khi có mưa gió, lũ lụt sẽ những người là những cánh thuyền đắc lực hỗ trợ người dân phòng chống những thiên tai. Lễ hội đua thuyền là hoạt động có giá trị cần lưu giữ và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lễ hội có sự tham gia của nhiều đội đến từ các địa phương toát lên tinh thể hiện vẻ đẹp tinh túy về nền văn hóa của mỗi vùng miền. Các thanh niên khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18-35 là những ứng cử viên được lựa chọn để đại diện tham gia.
Lễ hội đua thuyền của Việt Nam được tổ chức từ năm này nối tiếp năm khác đã trở thành thông lệ và trở thành một lễ hội đặc biệt của người dân khắp nơi chờ mong. Lễ hội đua thuyền không chỉ nâng cao đời sống tinh thần của người dân các nơi mà còn thu hút đông đảo khách du lịch để truyền bá hình ảnh cho đất nước đến bạn bè quốc tế.
Những lễ hội đua thuyền trên vừa mang tính thể thao, văn nghệ ca múa nhạc mà cũng là nét văn hóa ở vùng biển, sông tạo nên một phần của bản sắc văn hóa Việt Nam.