Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Xăng Khan

Lễ hội Xăng Khan là di sản văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An. Lễ hội trở thành một nét văn hóa rất được đồng bào dân tộc Thái Nghệ An chờ đón.

Thời gian diễn ra lễ hội

3 hoặc 5 năm một lần vào khoảng tháng 11 Âm lịch, hoặc tháng 2, tháng 3 Âm lịch của năm sau. Thời gian mở hội từ 2-3 ngày. Đây là ngày hội có nhiều ý nghĩa cộng đồng lớn đối với đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An. Bao gồm các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Nghĩa Đàn, huyện Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.

le-hoi-xang-khan
Lễ hội Xăng Khan là ngày hội tưng bừng của đồng bào dân tộc Thái

Xem thêm: Nét đặc trưng của lễ hội phồn thực

Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Xăng Khan

Theo tiếng Thái, “xăng khan” (Kin chiêng boóc mạy) là dặn dò và đáp lời ở tỉnh Nghệ An bắt nguồn từ nghi lễ cúng tổ tiên của thầy mo. Thầy mo là người có khả năng giao tiếp với thần linh, thầy mo chữa được bệnh cho nhiều người.

Lễ Xăng Khan là ngày tạ ơn tổ tiên, tạ ơn các mo thầy đã chữa bệnh, cứu người và tạ ơn thần linh đã phù hộ cho mo cứu chữa cho người bệnh. Ngày lễ là dịp để thầy mo trổ tài thi nghề để mọi người biết được hàm bậc của thầy mo, là dịp các con nuôi đến dự để trả ơn. Trước đây lễ hội Xăng Khan thường diễn ra từ 2 – 3 ngày, hiện nay sẽ diễn ra trong 1 ngày 1 đêm.

Người Thái cho rằng, Xăng Khan là sự nhận lời của ông mo được truyền dạy lời hứa hẹn để thực hiện những điều tốt lành cho gia đình và cộng đồng.

Lễ Xăng Khan có nhiều nghi thức, nghi lễ mà còn có rất nhiều trò diễn vui, sau nghi lễ sẽ có trò diễn minh họa cho nội dung của nghi lễ. Một số trò diễn độc đáo như múa hát nhuôn, khắc luống, hát xuối, đánh cồng chiêng, gõ boong bu, thổi khèn…

Tuy là một lễ gần như mang tính nghề nghiệp để cầu yên báo đáp của người làm nghề mo nhưng nó lại trở thành một sinh hoạt văn hoá rất được đồng bào dân tộc Thái miền Tây Nghệ An quan tâm.

Nghi lễ trong ngày lễ Xăng Khan

Tổ chức lễ Xăng Khan, gia đình ông mo sẽ chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ thờ cúng rượu hoa, kiếm, đồng bạc, cây xằng tăng được làm từ thân tre hoặc nứa.

le-hoi-xang-khan
Bản làng tham gia trong lễ hội Xăng Khan

Xem thêm: Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào ngày nào?

Các nghi lễ trong ngày Lễ Xăng Khan:

  • Lễ “Pay toọc tang” thầy mo sẽ cúng báo cáo với ma nhà xin phù hộ và mang lễ vật vào rừng để cúng xin thần rừng, thần núi dâng cúng thần linh.
  • Lễ “xạc húa” (gội đầu) trước khi vào việc cúng tế mọi người phải ra suối gội đầu tẩy trần cho hồn vía được khỏe mạnh, sạch sẽ
  • Lễ đón “mo khu”, “mo bạn” đến nhà giúp lễ
  • Lễ “khạy đản” (lễ mở màn) mo sẽ làm lễ báo cáo với tổ tiên và ma mường mời thần linh về hưởng lễ Xăng Khan
  • Lễ “púc xằng tang” (dựng cây xăng tang) sẽ được làm vào lúc nửa đêm các mo sẽ đọc bài cúng, mọi người sẽ dựng cây giữa nhà chuẩn bị 3 vò rượu để thực hiện lễ.

Lễ hội Xăng Khan ngày càng phát triển thành một phong trào, lễ hội khá nhiều bước thực hiện và cần cả một quá trình chuẩn bị công phu. Mâm cúng cần có thủ lợn, xôi nhiều màu, trầu cau, hương, hoa, rượu theo thầy mo yêu cầu. Các con cháu và thầy mo cùng uống, nhảy múa hát ca xung quanh cây, cầu chúc may mắn cho nhau.

Đến nay không ai nhớ chính xác lễ Xăng Khan có từ bao giờ, lễ thường được tổ chức ở mỗi bản làng hàng năm. Nghi lễ cúng có nhiều hình thức khác nhau kể về hành trình khai bản, lập mường, về cuộc sống của ông bà tổ tiên trên trời. Lễ hội Xăng Khan không cầu kỳ tốn kém vì lễ vật đơn giản, vật không thể thiếu là cây Boọc mạy được làm từ cây tre hoặc nứa già, được khoét nhiều lỗ bố trí các vật tượng như chim, cá, ve sầu, rắn được nhuộm xanh đỏ tím vàng.

Lễ hội Xăng Khan là một nghi lễ mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh, là ngày hội tưng bừng đối với mọi người ở bản làng nào đó. Đến nay lễ hội vẫn được lưu truyền và phát triển theo xu hướng lành mạnh.

Rate this post