Lễ hội Đền Hùng (hay còn gọi là ngày Giỗ tổ Hùng Vương) được diễn ra hàng năm vào ngày 10-3 (âm lịch). Dù ở bất cứ nơi đâu thì cứ tới ngày Giỗ Tổ, hàng triệu người con dòng máu Việt lại hành hương hoặc hướng về đất Tổ để tri ân với tổ tiên với lòng thành kính nhất.
Lễ hội đền hùng được tổ chức ở đâu?
Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn trong năm nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng của dân tộc. Đền Hùng là nơi cội nguồn của dân tộc, nơi linh nghiêm quy tụy và là biểu tượng tôn kính gắn bó với dân tộc Việt Nam. Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn của Việt Nam.
Lễ hội đền Hùng diễn ra vào ngày nào?
Ngày Lễ hội Đền Hùng là ngày hội truyền thống của dân tộc tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
>>> Bạn có biết ngày Vu lan báo hiếu là ngày bao nhiêu năm 2022?
Câu ca dao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác hàng ngàn năm nay. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng tuần hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Quốc Hội đã phê chuẩn cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Đây đã trở thành ngày lễ lớn quốc tế mang nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc. Trong ngày này, nhân dân cả nước dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn hướng về quê cha đất tổ để thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước.
UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” thể hiện được tinh thần đại đoàn kết là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của dân tộc Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương chính là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước chống giặc ngoại xâm giữ nước. Lễ hội Đền Hùng là dịp để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước. Ngày để chúng ta nguyện một lòng khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Lễ hội Đền Hùng, sẽ có hai phần chính, phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức một cách trang trọng, với sự tham gia của nhiều vị chức sắc trong làng. Lễ vật dâng lễ gồm bánh chưng, bánh dầy, lợn, bò, dê.
Lễ rước và dâng hương tại Đền Thượng sẽ được diễn ra như sau:
- Lễ rước kiệu: Đoàn rước kiệu sẽ đi từ dưới chân núi, rồi qua các đền để đến Đền Thượng. Lễ rước kiệu bao gồm có cờ, lọng, hoa, kiệu, trang phục truyền thống
- Lễ dâng hương tại Đền Thượng: Đón nhân dân khắp cả nước lên dâng hương để tỏ lòng thành kính với các vị Vua Hùng.
Đoàn kiệu cờ hoa, ô lọng rực rỡ, bởi các nam thanh nữ tú của làng các cỗ kiệu được sơn son thiếp vàng. Các cụ cao niên mặc lễ phục giống kiểu quan triều đình thời phong kiến, chân đi hài cao, áo quan và mũ cánh chuồn khăn xếp. Không khí của lễ rước kiệu vô cùng nghiêm trang và tấp nập người đến dự. Lễ hội có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như thi vật, bơi trải, hát xoan, kéo co. Truyền thuyết ghi 18 đời Hùng vương có tổng cộng 180 vua, có 18 đời vua Hùng. Ngày giỗ của vua tổ chính là ngày lên ngôi của vua đầu khai sáng triều đại. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm là ngày hội chung của toàn dân, nhân dân cả có điều kiện có thể đến tận Phú Thọ đất tổ để tham gia vào các nghi lễ đặc biệt này.
Ý nghĩa của lễ hội đền Hùng
Tiền nhân chọn ngày 10/3 chứ không phải là một ngày khác để làm giỗ. Theo Dịch học:
– Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của địa chỉ
– Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.
>>> Tìm hiểu rõ hơn về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng diễn ra khi nào?
Tháng 3 âm lịch là tháng Thìn con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua. Thìn chính là Lang là vua. Số 10 và số 3 căn cứ trên 2 hệ Can – Chi, ý tứ rất rõ ràng nghĩa là ngà y giỗ vua.
Vua ở đây là vua tổ chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên ngày bắt đầu của Lịch sử quốc gia.
Không chỉ ở trong nước mà ở cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng lập đền thờ các Vua Hùng để kiều bào cùng tổ chức lễ dâng hương nhớ về tổ tiên. Ngày nay thờ cúng Vua Hùng đã ăn sâu được người Việt tôn vinh và thờ tự.
Việc lan tỏa rộng khắp ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là sự hồi cố về quá khứ, về lịch sử,, , nơi đâu có người Việt sinh sống thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn còn được lưu giữ và phát triển. Tín ngưỡng thờ cúng ấy chính là bằng chứng về sự bảo lưu và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng trong cộng đồng người Việt. Đó chính là hành trang tinh thần vô giá của cả dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích và điểm thờ tự của Vua Hùng ở khắp mọi nơi trên thế giới, được bảo tồn và gìn giữ. Chính vì điều đó đã khẳng định giá trị tâm linh bền vững trong đời sống tinh thần của cộng đồng
Với những giá trị độc đáo và riêng biệt, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 6-12-2012, tại Paris (Pháp), đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng cũng là di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là thể hiện lòng biết ơn công lao của tổ tiên theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng đáp ứng được các tiêu chí quan trọng đó là mang giá trị nổi bật, khích lệ ý thức chung của mọi người dân trong việc thúc đẩy giá trị đó. Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục mọi người có ý thức giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước. Còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới một Di sản vô cùng giá trị đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm của đồng bào cả nước trở thành đạo lý truyền thống.
Giỗ Tổ vua Hùng được coi là dịp lễ để tưởng nhớ các đời vua Hùng nói chung. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng vì thế mà mãi mãi là biểu tượng tinh thần cho dân tộc và cội nguồn sức mạnh, nó cũng là cầu nói tinh thần cho niềm vui, niềm tự hào của người Việt về quá khứ hào hùng và hướng đến tương lai.