Sapa được biết đến là nơi gặp gỡ đất trời với biết bao nhiêu điều độc đáo. Lễ hội cũng là một trong những điều đặc biệt. Cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa đăc sắc của lễ hội Gầu Tào qua bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của cái tên ‘Gầu Tào’ và người Mông cầu xin gì trong dịp lễ hội đặc biệt này?
Xem ngay: hát quan họ trên thuyền để biết những làn điệu hay
Trong tiếng Mông, ‘Gầu Tào’ có nghĩa là vui chơi ngoài trời. Bởi thế nên lễ hội Gầu Tào được hiểu nôm na là hội xuân được tổ chức ngoài trời. Vào dịp hội xuân lớn nhất năm này, người Mông thường dâng lên những vị thần linh trong đời sống văn hóa tâm linh của họ ước mong cầu con, cầu sức khỏe, cầu gặp mọi điều may mắn, mùa màng bội thu, người dân trong bản có được cuộc sống ấm no, sung túc và thịnh vượng.
Thời gian diễn ra lễ hội Gầu Tào Sapa là khi nào?
Theo truyền thống trước kia, lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 4 Tết Âm Lịch. Ngoài ra, nhiều vùng khác có người Mông sinh sống thường chọn ngày thìn (rồng) đầu tiên trong năm để tổ chức hội với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Nguồn gốc của lễ hội Gầu Tào Sapa
Hội Gầu Tào vốn là một lễ hội độc đáo đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống của người Mông tại các buôn làng ở dãy Hoàng Liên Sơn vào dịp xuân về. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hội xuân lớn nhất này đã được tổ chức tại các buôn làng khác có người Mông sinh sống như Pha Long – Mường Khương, San Sả Hồ, Phong Liên – Bảo Thắng, tạo nên bầu không khí đầu xuân vui tươi, rộn ràng khắp các bản làng người Mông sinh sống.
Click ngay: giới thiệu trò chơi ô ăn quan để biết luật lệ của trò chơi
Theo những truyền thuyết xưa kể lại, trước kia, những cặp vợ chồng người Mông nếu cưới nhau đã lâu nhưng vẫn không sinh được con cái, nếu muốn sinh con được như ý, người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó và cầu xin các vị thần đồi, thần núi ‘xanh hấu tào, xanh hấu pề’ với hy vọng các vị thần này phù hộ cho gia đình sinh được một người con trai như ý muốn.
Sau đó, gia đình này sẽ bắt đầu tổ chức hội Gầu Tào trong 3 năm hoặc 5 năm và mời anh em, họ hàng và xóm giềng đến chia vui cũng như cùng nhau dâng lời chúc tụng, tạ ơn các vị thần đã phù trợ và giúp đỡ. Nếu như sau thời gian đó mà người vợ may mắn thụ thai và sinh được người con như ý muốn, gia đình đó sẽ tiếp tục tổ chức lễ hội Gầu Tào như lời họ đã hứa đã hứa với các vị thần đồi, thần núi trước đó.
Cũng chính từ lúc ấy, lễ hội Gầu Tào đã xuất hiện trong đời sống văn hóa của tộc người Mông tại các buôn làng ở dãy Tây Bắc hùng vĩ. Trước kia, hội vốn dĩ đơn thuần mang ý nghĩa gắn liền với việc cầu xin đường con cái thuận lợi và do một gia đình nào đó trong buôn làng đứng lên tổ chức. Và có một điểm đặc biệt rằng trước kia, chỉ có những gia đình nào khá giả, giàu có trong làng mới có thể tổ chức lễ hội đặc biệt này.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, lễ hội Gầu Tào đã được tổ chức thường xuyên và dần dà trở thành một lễ hội rộn ràng, náo nhiệt trong cộng đồng người Mông. Bởi thế nên không chỉ cầu con cái, lễ hội Gầu Tào ngày nay còn là dịp để người dân cầu sức khỏe, may mắn, cầu cho mùa màng bội thu, cuộc sống người dân ấm no, sung túc.
Trên đây là nguồn gốc và ý nghĩa đăc sắc của lễ hội Gầu Tào. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã mang đến cho bạn nhiều thông tin. Hãy thử một lần đến với lễ hội và cảm nhận nhé!