Lễ hội Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) được biết đến đã lâu gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Hàng năm, cứ vào mùa lễ hội Phủ dầy, hàng nghìn du khách thập phương về đây để thực hiện tín ngưỡng tâm linh nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Lễ hội có lịch sử lâu đời gắn liền với tín ngưỡng thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, do cộng đồng sáng tạo và lưu truyền qua các thế hệ.
Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào ngày nào?
Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 Âm lịch hàng năm. Theo truyền thống, lễ hội Phủ Dầy 2022 diễn ra chính hội từ ngày mùng 3 tới ngày 8 tháng 3 Âm lịch từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 4 dương lịch.
Xem thêm để biết Lễ hội cầu ngư ở đâu?
Lễ hội Phủ Dầy tích hợp nhiều giá trị lịch sử, văn hóa tín ngưỡng
Phủ Dầy trước đây có tên cổ là Kẻ Giầy, xuất phát từ truyền thuyết Vua đi ngang qua vùng này nghỉ qua đêm ở quán Bà Chúa Liễu Hạnh và được tặng một đôi giày nên đã lập nơi thờ tự là Phủ Dầy. Có thuyết khác lại kể rằng Bà Chúa Liễu Hạnh thương nhớ gia đình nên để lại 1 chiếc giày ở trần gian trước khi về thượng giới. Khi Mẫu Liễu Hạnh được suy là mẫu nghi thiện hạ thì Kẻ Giầy được đổi thành Phủ Dầy.
Nam Định được xem là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu, Phủ Dầy là nơi tương truyền Mẫu Liễu Hạnh sinh ra. Phủ Dầy ngày nay là một quần thể di tích gồm hơn 20 đền, phủ, lăng gắn liền với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức để tưởng nhớ ngày giỗ Thánh mẫu Liễu Hạnh.
Lễ hội Phủ Dầy ngày càng khẳng định được vị thế và trở thành điểm đến du lịch tâm linh với du khách mọi miễn. Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ hội Phủ Dầy cũng là một kho tàng di sản văn hóa phản ánh về phong tục, tập quán, nghệ thuật, thẩm mỹ, nhận thức về nhân sinh quan, tư duy của làng quê Việt Nam. Lễ hội Phủ Dầy cũng mang đặc trưng tín ngưỡng bản địa của người Việt và văn hóa dân gian của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua nhiều thế hệ, đến nay các giá trị truyền thống đã được kết tinh, hội tụ và lan tỏa khắp các vùng miền toàn quốc. Thời gian từ mùng 3 đến mùng 10/3 âm lịch hàng năm.
Xem thêm: những bài hát dân ca hay nhất hiện nay
Lễ hội Phủ Dầy mang giá trị nhân văn sâu sắc, lấy hình tượng mẹ (Mẫu) để tôn thờ và coi trọng sự bao dung, che chở trong cuộc sống, coi trọng quyền năng sáng tạo, sinh sản của người Mẹ. Tình yêu Mẹ gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, giúp con người tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp, sống có ý thức và trách nhiệm với cộng đồng. Qua lễ hội nhằm đề cao giá trị và vai trò của người phụ nữ trong gia đình.
Những hoạt động trong lễ hội Phủ Dầy
Lễ hội Phủ Dầy kéo dài trong 10 ngày từ mùng 1/3 đến 10/3 âm lịch gồm các hoạt động như sau:
- Mùng 1: Lễ nhập hội.
- Mùng 2: Làng cử hành lễ vào buổi tối làm lễ rước nước vào chum (chĩnh) về tắm tượng Thánh Mẫu
- Mùng 3: Ngày lễ chính giỗ Mẫu Liễu Hạnh tổ chức lễ ở phủ Tiên Hương.
- Mùng 4 và 5: Lễ tế tiếp, các chức sắc trong làng sẽ tế tại nơi thờ cúng Mẫu
- Mùng 6: Rước Thánh Mẫu dài gần 1km từ phủ Tiên Hương đến chùa Gôi với quy mô lớn và trang trọng
- Mùng 7, 8 và 9: Sẽ tổ chức trò chơi Kéo chữ, là nét đặc trưng độc đáo của lễ hội Phủ Dầy. Các hoạt động văn hóa dân gian diễn ra sôi nổi như đánh cờ, múa lân, múa rồng, đấu võ, thổi cơm thi,… đặc sắc nhất là nghi lễ hầu đồng hát văn.
Lễ hội Phủ Dầy với các hình thức văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh phong phú. Đến dự lễ hội mọi người sẽ được thỏa nguyện tâm linh và được thưởng ngoạn quần thể kiến trúc đền, chùa, lăng phủ sơn thủy hữu tĩnh về đời sống văn hóa tinh thần của làng quê Việt Nam.