Trong dân gian Việt Nam có rất nhiều các lễ hội, trong đó lễ hội Phồn thực cũng là nét văn hóa độc đáo và thu hút đông người tham dự.
Tín ngưỡng phồn thực là gì?
“Phồn thực” ở Việt Nam thu hút sự chú ý của du khách, lễ hội này tái hiện những hoạt động thể hiện sự giao hòa âm-dương, đực-cái. Bởi người ta tin rằng môn vật sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Lễ hội tín ngưỡng phồn thực có ở nhiều nơi trên thế giới nhất là các quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp. Ở Việt Nam tín ngưỡng phồn thực phát triển mạnh mẽ vì người xưa tin rằng thiên nhiên hay con người đều có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng.
Phồn nghĩa là nhiều, thực có nghĩa là sinh sôi nảy nợ. Phồn thực là tín ngưỡng thờ cơ quan sinh dục nam và nữ về ước vọng phồn sinh. Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam là một trong những tín ngưỡng lâu đời đề cao sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật.
Xem thêm: Lễ hội Phủ Dầy diễn ra vào ngày nào?
Các lễ hội Phồn Thực nổi tiếng ở Việt Nam
Những lễ hội phồn thực của người Việt ở một số địa phương vẫn thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Lễ hội linh tinh tình phộc Phú Thọ
Lễ hội Trò Trám hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc” diễn ra vào ngày 11 và 12 tháng Giêng tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội diễn ra lúc sang canh đêm 11 rạng ngày 12 tháng Giêng âm lịch được xem là lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của người Việt. Diễn ra vào ban đêm vì đây là thời gian giao hòa của đất và trời, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu. Sau phần lễ, hai nhân vật chính là vợ chồng, nam sẽ cởi trần đóng khố cầm nõ (sinh thực khí nam), nữ mặc váy đeo yếm đào cầm nường tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Sau đó sẽ thực hiện các thao tác tượng trưng hoạt động tính giao, ba lần đâm trúng thì mùa màng tươi tốt bội thu.
“Linh tinh tình phộc” vào 11,12 tháng Giêng âm lịch đầy ẩn ý như sau:
“Có chồng thì thả mồi ra/ Chưa chồng thì cặp thì tha lấy mồi”;
“Ước gì em hóa lưỡi cày/ Anh hoá thành bắp lắp ngay bây giờ”
Xem thêm: Lễ hội cầu ngư – Nét văn hóa nổi tiếng của dân vùng biển
Lễ hội đấu rọ của ông Đùng bà Đà
Tục thờ cúng ông Đùng bà Đà gắn với tín ngưỡng phồn thực ở đồng bằng Bắc bộ, có từ khi nào không rõ. Truyền thuyết có hai chị em sinh đôi, sinh ra đã có tầm vóc cao khác người, sau khi chết hai người rất linh thiêng phù hộ cho bà con trong làng làm ăn. Từ đó người dân lập đền thờ và hàng năm làm hình nộm cúng tế nhằm ngày mất của họ. Người dân làng làm cho ông bà Đùng và các Đùng con hình nộm khổng lồ có thể chui được vào múa. Người được chọn múa Đùng phải là những thanh niên khỏe mạnh, gia đình con cái hai bề, không có tang.
Người dân xô nhau cướp cho được một nan nứa trên hình nộm cắm vào ruộng, vườn hay trên đầu giường để lấy may. Màn đấu rọ thể hiện mong muốn của người dân nông nghiệp về sự sinh sôi, nảy nở của giống nòi, cây trồng, vật nuôi. Lễ hội Ông Đùng bà Đà thể hiện tín ngưỡng phồn thực của Việt Nam được cộng đồng đánh giá là sáng tạo và vui vẻ nhất.
Lễ hội Ná Nhèm
Lễ hội Ná Nhèm là lễ hội truyền thống đặc sắc của người Tày ở Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội Ná Nhèm tiếng Tày là “bôi nhọ mặt” được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Lễ hội Ná Nhèm là nghi thức, nghi lễ thờ cúng thần được tổ chức hàng năm có rất nhiều nội dung liên quan đến tưởng niệm vua Mạc.
Tháng 6/2015, lễ hội Ná Nhèm được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Lễ hội Ná Nhèm có nhiều tục như tục rước nước – rước Vua, tục cung tiến lễ vật. Trong số các lễ vật dâng vua có hai vật tế là sinh thực khí nam và nữ tượng trưng cho con đàn cháu đống, duy trì nòi giống.
Ná Nhèm tàng thinh 50 năm trở về trước hình que bằng cổ chân, mặt nguyệt làm từ cạp thúng. Mỗi năm tàng thinh có sự thay đổi chỉnh sửa dần, nhờ bộ lễ vật hoành tráng mà lượng du khách về đây chiêm ngưỡng rất đông.