Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” là một lễ hội được tổ chức hàng năm ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Cùng khám phá những nét độc đáo của lễ hội “Linh tinh tình phộc” trong bài viết dưới đây.
Nguồn gốc của lễ hội Linh tinh tình phộc
Lễ hội Linh tinh tình phộc là một lễ hội độc đáo được tổ chức hằng năm vào đêm 11 và ngày 12 tháng Giêng âm lịch tại xóm Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Linh tinh tình phộc ở Phú Thọ gắn liền với tín ngưỡng phồn thực tôn vinh sự sinh sôi, nảy nở của con người, mùa màng và vạn vật trong tự nhiên. Tên gọi “Linh tinh tình phộc” mang ý nghĩa mộc mạc, gắn liền với hành động tượng trưng cho sự sinh sản.
Lễ hội Linh tinh tình phộc có nguồn gốc từ thời kỳ dựng nước của Vua Hùng, khi người dân tôn thờ các vị thần nông nghiệp, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu vật nuôi sinh sôi và cuộc sống đủ đầy. Lễ hội cũng phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên.
Xem thêm: Lịch sử và ý nghĩa của lễ hội ông Hoàng Bảy
Các nghi thức độc đáo trong lễ hội “Linh tinh tình phộc”
Lễ rước và cúng thần
Một trong những nghi thức quan trọng và long trọng nhất của lễ hội Linh tinh tình phộc là người dân tổ chức lễ rước long trọng để mời Đức Ông về dự hội. Người dân tin rằng, thông qua lễ rước, Đức Ông và các vị thần sẽ được thỉnh mời về để tham dự lễ hội là nghi thức thể hiện sự tôn kính của người dân đối với các vị thần bảo hộ để chứng giám và ban phước lành cho cộng đồng. Nghi thức rước Đức Ông là cách người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần quy tụ toàn bộ dân làng tham gia, từ già đến trẻ.
Người dân chuẩn bị kiệu rước được trang trí lộng lẫy các lễ vật được dâng lên với mong muốn cầu an, cầu phúc và mùa màng tươi tốt.
Nghi thức “tình phộc”
Tâm điểm của Lễ hội Linh tinh tình phộc là lễ mật diễn ra đúng 0 giờ đêm 11 rạng ngày 12 tháng Giêng, thời gian giao hòa giữa trời và đất. Đây là nghi thức đặc trưng không chỉ cầu mong sự sinh sôi mà còn mang lại tiếng cười, xua tan những điều không may.
Sau khi các bậc cao niên làm lễ tế miếu sẽ tắt đèn, nến trong miếu, cụ chủ tế hô to “Linh tinh tình phộc” sẽ có 1 năm và 1 nữ mô phỏng hành động bằng cách nam cởi trần, đóng khố cầm Nõ – tượng trưng cho sinh thực khí nam; nữ mặc váy, đeo yếm đào cầm Nường – tượng trưng cho sinh thực khí nữ làm các thao tác tượng trưng hoạt động tính giao. Nam sẽ sử dụng gậy gỗ để thực hiện nghi lễ ba lần đâm trúng vào biểu tượng phồn thực.
Xem thêm: Ý nghĩa chính của lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn
Theo tương truyền, nếu trong nghi lễ này người thực hiện đâm trúng cả ba lần, người dân tin rằng 3 lần đâm trúng mùa màng tươi tốt, bội thu, hai lần thì được mùa, một lần là làm ăn kém… Trong đêm tối chủ tế nghe tiếng “cạch” đủ ba tiếng đèn lại sáng.
Người thực hiện sẽ tiến hành nghi thức trước sự chứng kiến của dân làng, nghi thức thể hiện khát vọng về sự sinh trưởng và phát triển là cầu nối giữa tín ngưỡng phồn thực không chỉ trong nông nghiệp mà còn trong đời sống con người và cộng đồng. Ba lần đâm gậy trúng mục tiêu tượng trưng cho sự hòa hợp giữa trời và đất, con người và thiên nhiên.
Lễ rước lúa thần
Sau lễ Mật, sáng ngày 12 tháng Giêng là lễ “Rước lúa thần” được diễn ra thể hiện sự tri ân đối với thần linh và khát vọng về mùa màng bội thu. Lễ rước lúa thần thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với thần linh đây không chỉ là nghi lễ tâm linh mà còn là cách con người bày tỏ sự gắn bó với tự nhiên.
Các hoạt động vui chơi trong lễ hội
Ngoài các nghi thức cúng bái, lễ hội Linh tinh tình phộc còn có các hoạt động vui chơi, giải trí như kéo co, đua thuyền và các cuộc thi dân gian khác tạo không khí sôi động cho cộng đồng.
Ý nghĩa của lễ hội phản ánh ước nguyện sinh sôi, nảy nở của con người và muôn loài cầu cho mùa màng bội thu cuộc sống ấm no, hạnh phúc. hội giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt là dịp để mọi người trong cộng đồng cùng nhau gắn kết vui chơi và duy trì các giá trị văn hóa qua các thế hệ.
Với những nét đặc trưng của lễ hội “Linh tinh tình phộc” đã nêu trong bài viết của mvpfilms.vn đã phản ánh ước nguyện sinh tồn, cầu mong con người cùng cỏ cây được sinh sôi, xã hội được phồn thịnh, đời sống no ấm, hạnh phúc. Đây là một lễ hội độc đáo, ngày nay, nghi thức “ba lần đâm trúng” vẫn được bảo tồn trong lễ hội nhưng được thể hiện khéo léo và tinh tế hơn để phù hợp với bối cảnh văn hóa hiện đại.